Chương trình giáo dục mầm non – Những kỹ năng sống bạn nên dạy con
Kỹ năng sống là những bài học quý giá mà trẻ sẽ sử dụng trong suốt cuộc đời. Nhưng hầu hết trẻ em không được học cách xử lý những tình huống trong thực tế. Đừng đợi đến khi con bạn đến tuổi thiếu niên mới dạy kỹ năng sống. Hãy cùng chương trình giáo dục mầm non tìm hiểu về những bài học thực tế cho trẻ ngay từ bây giờ nhé!
Kỹ năng tự đưa ra quyết định
Chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ tự đưa ra quyết định của bản thân
Đưa ra quyết định đúng đắn là một kỹ năng sống mà mọi đứa trẻ nên được bắt đầu học khi còn nhỏ. Chương trình giáo dục mầm non có vài cách để bố mẹ tham khảo như bắt đầu với những quyết định cơ bản. Bố mẹ có thể cho trẻ chọn món ăn yêu thích như socola với kem vani, tất xanh hoặc tất trắng, đồ chơi tàu hoả hoặc ô tô. Khi trẻ đến tuổi tiểu học, chúng có thể bắt đầu học về phần thưởng của những quyết định tốt và hậu quả của những quyết định sai.
Bảo vệ sức khỏe và vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa dịch bệnh
Với những đứa trẻ không bao giờ quá nhỏ để bắt đầu học về sức khỏe và vệ sinh trong một ngày. Khi con bạn bắt đầu học về kỹ năng sống này, hãy thiết lập một biểu đồ cho phép trẻ đánh dấu từng nhiệm vụ khi chúng hoàn thành. Khi những thói quen lành mạnh này được hình thành theo thời gian, hãy xóa bỏ biểu đồ và để trẻ tự lướt qua danh sách kiểm tra mà bạn không cần phải liên tục nhắc nhở.
Quản lý thời gian
Quản lý và tự chủ về thời gian
Mỗi bậc cha mẹ đều biết việc quản lý thời gian quan trọng như thế nào để giúp gia đình bạn luôn đi đúng hướng. Nhưng điều quan trọng là trẻ phải học các bài học quản lý thời gian ngay bây giờ.
Không chỉ dạy cho trẻ cách đo lường thời gian, làm đúng công việc và giữ đúng lịch trình là giúp cho ngày trở nên dễ dàng hơn mà việc học kỹ năng sống này còn giúp cho chúng trở thành người làm chủ thời gian. Tập thói quen này còn giúp cho trẻ làm mọi thứ đúng kế hoạch, học tập và làm việc đúng giờ.
Chuẩn bị bữa ăn
Tự chuẩn bị bữa ăn cho mình và gia đình
Ngay cả đứa trẻ nhỏ nhất cũng có thể học cách chuẩn bị bữa ăn trong nhà bếp. Tất nhiên, không phải chuẩn bị các món ăn phức tạp nhưng bạn có thể dạy cho trẻ mẫu giáo cách làm một chiếc bánh sandwich cho buổi sáng và trẻ em tiểu học có thể được dạy cách sử dụng các thiết bị nhà bếp như lò vi sóng. Và khi trẻ lớn hơn thì trẻ có thể trở nên tự tin khi vào bếp, có thể trở thành một đầu bếp giỏi trong gia đình.
Khi trẻ tự tin hơn vào bếp thì bạn có thể bổ sung những kỹ năng sống như chuẩn bị bữa ăn khác như học cách tự dọn đồ ăn trưa, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, nấu một bữa ăn đơn giản trên bếp với sự giám sát của người lớn và tự lên kế hoạch cho bữa ăn của mình.
Quản lý chi phí
Tiết kiệm và quản lý tài chính ngay từ khi còn bé
Chương trình giáo dục mầm non dạy cho trẻ tập đếm những con số cơ bản. Để trẻ có thể biến bài học này thành một trong những kỹ năng sống có thể áp dụng ngay từ khi còn bé. Hãy dạy cho con bạn quản lý tiền hiệu quả để trẻ có thể học được cách tiết kiệm và chi tiêu khôn ngoan.
>>> Tham khảo thêm: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc (VAS)
Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa
Vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng sẽ dễ dàng hơn khi tự mình làm mọi việc trong nhà. Suy nghĩ này sẽ làm bạn bỏ lỡ cơ hội để bạn dạy cho con mình cách giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, điều mà cuối cùng chúng sẽ cần biết khi trưởng thành, ra ngoài ở riêng.
Hãy bắt đầu công việc phù hợp với lứa tuổi của con bao gồm cách dọn dẹp giường, rửa bát, lau chùi… Ngoài ra, hãy nghĩ đến những mớ hỗn độn hàng ngày mà trẻ gây ra và cách chúng có thể tự dọn dẹp sau đó.
Ví dụ, bố mẹ có thể để sẵn một chiếc khăn trong phòng tắm để trẻ lau sạch những giọt kem đánh răng rơi ra trên bồn. Hoặc những chiếc đồ chơi không được để ngăn nắp, hãy để một chiếc giỏ để trẻ có thể cất đồ chơi của mình sau đó.
>>> Xem thêm: Chương trình mầm non của trường quốc tế Việt Úc – VAS
Kết,
Hy vọng với bài viết trên bố mẹ sẽ có thêm một số kinh nghiệm từ chương trình giáo dục mầm non về việc dạy cho trẻ về những kỹ năng sống hằng ngày. Không bao giờ là quá sớm để trang bị những kỹ năng mềm cho trẻ. Một đứa trẻ được trang bị kỹ càng sẽ tạo nên nền tảng vững chắc, giúp con tự tin hơn khi bước vào đời.