Kỹ năng thuyết trình hiệu quả cần những lưu lý để buổi thuyết trình thuận lợi
Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, có tới 75% người nói rằng họ sợ nói trước đám đông? Thuyết trình trước đám đông là nỗi sợ hãi đối với nhiều người, nó cũng là một hoạt động phổ biến từ trường lớp đến môi trường làm việc. Một kỹ năng thuyết trình hiệu quả không chỉ giúp các em truyền đạt thông tin một cách dễ dàng trong buổi thuyết trình mà còn tạo được ấn tượng tốt với khán giả. Tuy nhiên, để có một buổi thuyết trình thành công, các em cần lưu ý những điều sau đây.
Luyện tập trước khi thuyết trình
Trước khi bắt đầu buổi thuyết trình, hãy rèn luyện cho các em nhiều lần để thuyết trình tự nhiên hơn trước khán giả. Các em có thể luyện tập bằng cách tự thuyết trình trước gương hoặc trước một nhóm bạn bè để nhận được phản hồi và sửa đổi. Nếu có thể, các em cũng nên luyện tập trước một nhóm người có kinh nghiệm trong thuyết trình để nhận được những lời khuyên và đánh giá chuyên sâu để tăng kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho bản thân các em.
>> Xem thêm: Danh sách 23 trường quốc tế song ngữ tại TPHCM tốt nhất hiện nay
Mặc trang phục phù hợp
Trang phục của các em cũng ảnh hưởng đến sự thành công của buổi thuyết trình. Hãy chọn cho các em chọn trang phục phù hợp với nội dung và đối tượng khán giả của buổi thuyết trình. Nếu là một buổi thuyết trình chuyên nghiệp, các em nên mặc trang phục lịch sự và chuyên nghiệp. Một buổi thuyết trình cho trẻ em, có thể mặc những trang phục vui nhộn và đáng yêu. Điều quan trọng là nên chọn trang phục mà để các trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin khi thuyết trình.
Chọn trang phục phù hợp với nội dung và đối tượng khán giả của buổi thuyết trình
>>> Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết để cải thiện kỹ năng thuyết trình
Nói đúng trọng tâm
Kỹ năng thuyết trình hiệu quả cần phải có một nội dung chính rõ ràng và được truyền đạt một cách dễ hiểu. Các em nên tập trung vào những thông tin quan trọng và tránh nói lan man để khán giả dễ dàng hiểu được ý chính của bạn và tạo nên sự thuyết phục như:
Xác định rõ mục tiêu
Trước khi bắt đầu, hãy xác định rõ mục tiêu chính với buổi thuyết trình. Điều này có thể bao gồm việc truyền đạt thông điệp cụ thể, thay đổi quan điểm của khán giả để mục tiêu nên được mô tả rõ ràng, dễ hiểu và liên quan chặt chẽ đến nội dung chính của buổi thuyết trình.
Ví dụ: “Mục tiêu của buổi thuyết trình là thuyết phục khán giả về tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường và khuyến khích họ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.”
Rèn luyện xác định đúng mục tiêu để tăng kỹ năng thuyết trình hiệu quả
Tạo điểm mạch lạc
Bố cục nội dung của bạn một cách có logic, từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc, để tạo ra một lưu ý mạch lạc và dễ theo dõi. Mỗi ý nên nối tiếp nhau một cách tự nhiên, với sự chuyển đổi mượt mà giữa nội dung thuyết trình.Sử dụng câu chuyện, ví dụ và hình ảnh để minh họa ý của bạn và kết nối với khán giả.
Ví dụ: “Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nhìn nhận tình hình môi trường hiện tại, sau đó chuyển sang những ảnh hưởng của hành động cá nhân và cuối cùng là những biện pháp mà mỗi người có thể thực hiện để giữ gìn môi trường.”
Gắn kết với thông điệp
Mỗi ý chính nên được liên kết chặt chẽ với thông điệp chính mà các em muốn truyền đạt. Và sử dụng ngôn từ và giọng điệu phù hợp để tôn lên sự quan trọng của thông điệp.
Ví dụ: “Nhìn chung, qua việc thực hiện những biện pháp nhỏ hằng ngày, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong bảo vệ môi trường, và đó chính là ứng dụng thực tế của thông điệp chính: mỗi hành động cá nhân đều quan trọng trong việc giữ gìn hành tinh của chúng ta.”
Chuẩn bị các slide và hình ảnh
Trong một buổi thuyết trình, việc sử dụng slide và hình ảnh có thể giúp các em truyền đạt thông tin một cách trực quan và sinh động hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn những hình ảnh và slide phù hợp với nội dung và không quá nhiều để tránh làm khán giả phân tâm. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn các slide và hình ảnh để tránh việc tìm kiếm trong quá trình thuyết trình.
Slide và hình ảnh phù hợp có thể giúp các em truyền đạt thông tin một cách sinh động hơn
Chú ý đến phản ứng của người nghe
Trong quá trình thuyết trình, các em nên chú ý đến phản ứng của người nghe để có thể điều chỉnh và tương tác với họ. Nếu thấy khán giả chưa hiểu hoặc không quan tâm đến nội dung, bạn có thể dừng lại và giải thích thêm hoặc đặt câu hỏi để khán giả tham gia vào buổi thuyết trình. Điều này giúp tạo sự tương tác và tạo nên một buổi thuyết trình thú vị hơn.
Kết
Sau khi đã lưu ý những điều trên, các em có thể tự tin bắt đầu buổi thuyết trình của mình. Đừng quên luyện tập để tăng kỹ năng thuyết trình hiệu quả và chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo nên một buổi thuyết trình ấn tượng với khán giả.