3 mẹo phát triển kỹ năng viết cho trẻ trước khi vào học tại trường giáo dục mầm non

3 mẹo phát triển kỹ năng viết cho trẻ trước khi vào học tại trường giáo dục mầm non

Viết là một trong những kỹ năng cơ bản giúp trẻ định hình ngôn ngữ và phát triển các kỹ năng khác như nghe, nói và đọc. Viết tốt giúp trẻ giao tiếp tự tin, phát triển toàn diện hơn. Cần chuẩn bị gì cho trẻ để cải thiện kỹ năng viết trước khi học tại các trường giáo dục mầm non? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó, cùng đọc tiếp nhé!

Tầm quan trọng của kỹ năng viết đối với trẻ

Trong khi giao tiếp bằng văn bản ngày càng được thực hiện nhiều hơn qua máy tính xách tay, điện thoại di động, thì các hoạt động viết tay ngày càng giảm. Ngày nay, trẻ em được tiếp xúc với bàn phím, chuột máy tính và các nút vuốt trước khi chúng được làm quen với giấy và bút chì.

Kỹ năng viết giúp trẻ phát triển toàn diện hơn

Kỹ năng viết giúp trẻ phát triển toàn diện hơn

Vậy nếu công nghệ đã phát triển đến thế, chúng ta có nên bỏ qua tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng viết tay hiệu quả cho trẻ mẫu giáo không?

Với nhiều chuyên gia trong ngành, câu trả lời của họ là không!

Chúng ta thường mắc sai lầm khi kết hợp chữ viết đẹp và điểm số cao trong các kỳ thi, trên thực tế, còn có nhiều lợi ích khác mà học sinh mầm non đạt được khi luyện viết tay tốt như: Tầm nhìn tốt, phối hợp tay mắt, phát triển trí nhớ, kỹ năng cầm bút và sử dụng chữ cái. Tất cả những điều này cùng nhau góp phần vào kết quả học tập chung của học sinh tốt hơn, không chỉ về đọc và viết mà còn cả về toán học.

Tại trường mầm non, các lĩnh vực mà họ tập trung giúp trẻ cải thiện chữ viết tay bao gồm:

  • Cách cầm bút
  • Học cấu tạo chữ, từ
  • Kích thước chữ
  • Khoảng cách giữa các từ
  • Sự nhất quán giữa chữ hoa và chữ thường
  • Định hướng viết

>>> Tìm hiểu: Hệ thống giáo dục hiện đại trường quốc tế Việt Úc

Mẹo cải thiện kỹ năng viết của trẻ tại các trường mầm non

1. Cải thiện khả năng phối hợp tay-mắt (Eye–hand coordination)

Phối hợp tay-mắt là khả năng kiểm soát chuyển động của mắt và hoạt động tay. Một cách đơn giản để hiểu là hoạt động ghi chép, mắt nhìn và truyền hoạt động đến tay ghi chép.

Chính vì vậy, các kỹ năng vận động thị giác vốn rất quan trọng để có chữ viết tay tốt, nó phát triển nhờ sự phối hợp giữa mắt và tay. Khi viết, tay và mắt liên tục phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo chữ viết nằm đúng hàng, đúng nét chữ.

Tập phối hợp tốt giữa tay và mắt là kỹ thuật cơ bản khi viết trong các chương trình giáo dục mầm non

Tập phối hợp tốt giữa tay và mắt là kỹ thuật cơ bản khi viết trong các chương trình giáo dục mầm non

Nhà trường và các bậc phu huynh có thể dựa vào một số hoạt động để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động thị giác tốt hơn. Đó là các hoạt động như bắt và ném bóng, cầu lông, bóng rổ, thực hiện các hoạt động nghệ thuật và thủ công, trò chơi xếp tháp với các khối lego và giải các câu đố mê cung.

2. Tạo môi trường khuyến khích trẻ rèn luyện

Bạn không nên kỳ vọng quá sớm về kỹ năng viết của trẻ khi chỉ mới theo học tại các lớp mầm non, thay vào đó, tập trung phát triển kỹ năng này từng bước ngay từ bây giờ là điều quan trọng. 

Với hầu hết trẻ em, chúng chỉ bắt đầu viết tốt hơn từ giai đoạn 5 tuổi trở lên, thời gian trước đó, cha mẹ nên cải thiện khả năng cầm nắm bút để tạo chữ. 

Thông thường, giáo viên sẽ bắt đầu với việc nắn nót cầm đúng từng ngón tay và sau đó nâng độ khó lên để trẻ thuần thục khả năng cầm bút. Với vai trò là cha mẹ, bạn nên theo sát, hỗ trợ trẻ trong từng giai đoạn và khuyến khích chúng nỗ lực rèn luyện hơn.

3. Tư thế đúng và dụng cụ học tập phù hợp

Trẻ nhỏ có khả năng học tập nhanh. Kể cả đó là thói quen xấu, nếu chúng ta không nhắc nhở kịp thời, quan sát và theo dõi chúng trên từng bước đi, có thể sẽ để lại nhiều thói quen xấu có hại cho trẻ. 

Ngồi đúng tư thế giúp hình thành thói quen tốt khi viết cho con bạn

Ngồi đúng tư thế giúp hình thành thói quen tốt khi viết cho con bạn

Tư thế viết là một ví dụ rõ ràng nhất. Tập viết là công việc mưa dầm thấm lâu, thế nhưng chúng ta không nên thoải mái để trẻ ngồi trên giường hoặc sàn nhà để viết, thay vào đó, hãy tập cho chúng thói quen ngồi vào bàn ghế thích hợp khi tập viết. Tư thế và góc độ đóng vai trò quan trọng trong việc cái thiện các kỹ năng viết và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Tổng kết

Viết là kỹ năng cơ bản nhất giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Ngoài cho trẻ rèn luyện tại các trường giáo dục mầm non, cha mẹ nên chuẩn bị những kỹ năng cơ bản nhất khi viết cho trẻ trước khi đến trường. Điều đó giúp chúng có sự chuẩn bị tốt, và khả năng thích nghi ngay khi đến trường học. Hy vọng 3 mẹo trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc rèn luyện viết chữ cho con.

>>> Xem thêm: Chương trình giảng dạy theo mô hình đa hoạt động giúp trẻ cải thiện toàn diện các kỹ năng