Sự thay đổi nghề nghiệp

        Cái thời mà vào một nơi làm việc từ lúc còn trẻ rồi thành việc làm cả đời, hoặc làm cho đến về hưu không còn phổ biến nhiều như trước nữa.

        Do cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng và bùng nổ thông tin, người hiện đại thay đổi việc làm 4 – 5 lần không còn gì là lạ, trở thành hiện tượng bình thường. Đàn ông thay đổi nghề nghiệp, không có nghĩa là anh ta thiếu năng lực, ngược lại, nếu cột anh ta vào công việc không có tính chất khuyến khích hoặc ăn nhập với đời sống của anh ta, thì càng tồi tệ hơn. Chỉ khi nào chuyển công tác hoặc chuyển nghề, mới có thể khiến công việc ăn nhịp với sở trường, năng lực và giá trị cuộc đời của anh ta.

        Vợ chồng Hùng kinh doanh cửa hàng giặt là, họ muốn có nhiều thời gian tự do hơn, chê việc hiện nay bận rộn quanh năm suốt tháng. Thế là họ bán cửa hàng giặt là đi, mua lại nhà hàng kinh doanh theo mùa. Từ đó họ chỉ cần làm việc vất vả nửa năm, còn lại nửa năm đi du lịch hoặc làm việc mình thích.

        Có người đàn ông tự trào lộng mình là người nghèo, năm 41 tuổi quyết định tự lập nghiệp. Anh ta vay tín dụng mua căn nhà, 8 năm sau trở thành chủ công ty nhà đất.

        Thế đấy, họ biết đánh giá lại cuộc đời, hứng thú và năng lực của mình, dám thay đổi môi trường làm việc để phát triển sở trường hoặc lối sống mới của mình.

        Thay đổi nghề nghiệp không có nghĩa là phải bước vào một lĩnh vực công tác hoặc công ty hoàn toàn khác. Có thể chuyển ngang với mục đích không tăng thêm trách nhiệm hoặc tăng thêm khối lượng công việc mà chỉ cần phù hợp với cá tính của mình. Sự chuyển ngang này bao gồm việc chuyển sang công ty khác làm cùng một loại công việc.

        Trong thời đại ngày nay, thay đổi nghề nghiệp là rất cần thiết, nếu bạn không chủ động thay đổi thì sẽ có ngày buộc phải thay đổi. Song bạn không nên tự tin mù quáng, cho rằng bất cứ việc gì cũng làm nổi.

        Trước mắt bạn có thể thất nghiệp, song không nên vì thế mà tùy tiện tìm một việc làm, tức là không nên chọn nhầm nghề nghiệp.

        Một người đàn ông muốn thuyên chuyển sang công việc có mức lương gấp đôi hiện nay, đến hỏi ý kiến người đàn ông có tuổi. Người cao niên hỏi: “Công việc mới có gì thu hút anh?” Anh ta trả lời thành thật: “Vì lương cao”. Người cao niên hỏi tiếp: “Còn có lý do gì khiến anh thích công việc mới không?” Anh ta ấp úng không thể trả lời được. Nhưng khi người cao niên hỏi anh ta không thích những điều gì ở công việc mới thì anh ta nói vanh vách.

        Như vậy, anh ta nhanh chóng nhận ra một sự thật: công việc mới dù lương cao, song không thể giải quyết được vấn đề của anh ta, tức là đồng tiền không giải quyết nổi vấn đề tồn tại. Cuối cùng, anh ta không nhận công tác mới, cũng không ở lại cương vị cũ, anh ta đi sáng lập sự nghiệp của mình.

        Cuốn “Chiếc dù của bạn màu gì” chủ yếu bàn về các vấn đề thất nghiệp và làm việc không đủ giờ, nhằm giúp con người đánh giá mục tiêu của họ, phát hiện bản thân họ có kỹ năng hoặc sở trường gì, bồi dưỡnghọ tin vào công việc như thế nào. Đó là cuốn sách tham khảo về thay đổi công việc hay nhất hiện nay.

        Tác giả cho rằng, người đàn ông trung niên có thể còn làm việc 20 – 60 ngàn giờ trong thời gian còn lại, như vậy là họ có thể kiếm thêm rất nhiều tiền. Kết luận này đối với người đàn ông, quả thực như mũi tiêm trợ tim, thì ra, mình còn có rất nhiều cơ hội thực hiện lý tưởng.

        Tác giả nêu rõ, đàn ông mất rất nhiều thời gian đi tìm việc làm, tìm công việc phù hợp với anh ta, đó là việc đương nhiên phải làm. Dù phải mất hai tháng, thậm chí lâu hơn để suy tính kỹ càng cũng xứng đáng. Chỉ khi nào làm được như vậy, làm việc đối với anh ta mới là hưởng thụ. Chính làm việc thật xuất sắc, mới là mục tiêu cuộc đời của anh ta. Như vậy, thật là đẹp cả đôi đường.

        Tuy nhiên, ý đồ của tác giả không chỉ nhằm giúp con người tìm kiếm công việc mới mà nhằm giúp con người tìm được công việc vừa phù hợp với họ lại vừa cảm thấy thích thú.

        Bởi vậy, tác giả nêu ra ba yếu tố như sau:

        – Anh ta cần phải quyết định công việc gì là công việc anh ta muốn làm.

        – Anh ta cần phải quyết định anh ta muốn làm việc ở đâu.

        – Anh ta cần phải biết anh ta thích cơ quan nào, rồi liên hệ với người có thẩm quyền quyết định tuyển dụng nhân viên ở cơ quan đó.

        Có người nói. tranh thủ việc làm tốt như đi chiến đấu, thắng thua chỉ ở mỗi sự nhận biết, tức anh ta nhìn nhận mình như thế nào. Nói một cách khác là, thái độ quyết định tất cả.

        Quả thực, anh ta cần phải hiểu và tin rằng, công việc này anh ta xứng đáng có được, và rất quan trọng đối với anh ta. Không nghi ngờ gì nữa, công ty cần người đàn ông trung niên mà xã hội cũng được duy trì bởi lớp lớp người trung niên phát huy ưu thế của mình.

        Trong quá trình tìm việc làm, nếu anh ta biết thành thật nhìn thẳng vào hiện trạng công việc của mình, khai thác hứng thú, đặc điểm cá tính và ưu thế của mình, thì anh ta sẽ xây dựng lại lòng tin trong thời kỳ trung niên then chốt, một lần nữa vượt qua ngọn núi khác trên đường đời. Mỗi lần anh ta đối diện và loại bỏ chướng ngại trên con đường đi lên, thì anh ta sẽ thấy những mặt khác cũng được cải thiện.

        Người đàn ông trung niên thay đổi công việc có ưu thế lớn hơn so với người ở các độ tuổi khác. Ví dụ, thông thường, con người ở độ tuổi 20 – 29 có xác suất bị thương không đến nỗi tàn phế vì sự cố lớn nhất, theo đà tuổi mỗi ngày một lớn, xác suất giảm xuống, đến tuổi 70 – 74 xác suất nhỏ nhất.

        Người trẻ tuổi sức khỏe tốt, có thể kéo dài thời gian làm việc, song người cao niên lại ít nghỉ việc hơn thanh niên. Theo kết quả nghiên cứu, trong các doanh nghiệp gang thép hoặc công nghiệp nhẹ, công nhân lớn tuổi thường có sản lượng gần ngang bằng công nhân trẻ, còn ở ngành bán lẻ, văn phòng, quản lý, người có tuổi có khối lượng làm việc nhiều hơn nhân viên trẻ.

        Hơn nữa, điều đáng mừng là, người đàn ông trung niên có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Theo con số thống kê, người đàn ông trung niên không những bị xã hội ruồng bỏ, ngược lại, họ là người được ưu tiên nhất.

        Theo cuộc điều tra đối với 800 người đàn ông thành đạt. sau khi phân tích thành tựu của họ trong các độ tuổi, phát hiện những vị thành đạt này đều có một đặc điểm là, họ đạt thành tựu lớn nhất ở tuổi trung niên chứ không phải tuổi trẻ.

        Nếu người đàn ông trung niên có tình cảm sâu nặng với vợ, có quan hệ hôn nhân tốt đẹp, hơn nữa người vợ luôn luôn vui vẻ động viên, khuyến khích, ủng hộ chồng về mặt công việc thì anh ta có đủ can đảm tính chuyện chuyển công tác, một công việc phù hợp với mình hơn.

        Khi con người muốn thay đổi công việc, thường muốn tăng cường quan hệ với vợ trước để hai vợ chồng đồng tâm hiệp lực, cùng đối diện với thế giới bên ngoài.