Mục tiêu xuất khẩu lao động trong những năm tới

Với quy mô, dân số Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới, trong đó có khoảng 46 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Số lượng người từ 15 tuổi trở lên chiếm 70% dân số, trong đó số lao động trẻ chiếm 45,6%. Đây là lợi thế rất lớn, là tiềm năng quan trọng để chúng ta xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi năm, lực lượng lao động của Việt Nam được bổ sung thêm 1 triệu lao động trẻ. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1,1 triệu – 1,2 triệu người. Kết quả là, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị hiện chỉ còn 5,1%. Mục tiêu, từ năm 2007 trở đi, mỗi năm cố gắng tạo ra việc làm mới cho khoảng 1,6 triệu lao động. Tạo việc làm mới ở đây phải hiểu là ngoài việc làm mới ở trong nước, còn tạo việc làm mới ở nước ngoài mà cụ thể là cố gắng đẩy nhanh việc xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động cũng đã và đang có những hướng phát triển mới. Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, năm 2008 các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục khó khăn: Đài Loan vẫn tiếp tục đóng cửa đối với lao động Việt Nam trong lĩnh vực giúp việc nhà, Nhật Bản số lượng tăng nhanh không đáng kể (năm 2007 là 5.517 người). Chỉ tiêu 85.000 lao động chỉ có thể trông chờ một phần vào thị trường Hàn Quốc theo chương trình EPS và các thị trường mới trong đó có CH Séc và Trung Đông. Với thị trường Trung Đông, Bộ lao động – thương binh và xã hội chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung khai thác các hợp đồng nhận lao động có tay nghề cao, thu nhập khá và tổ chức tốt công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thị trường Séc chính thức khai thông năm 2007 được nhận định là thị trường tiềm năng nhất trong 2008. Hiện các doanh nghiệp đã đưa được trên 400 lao động sang làm việc tại Séc với mức thu nhập ổn định khoảng 500-700 USD/tháng. Trong thời gian tới, Bộ lao động thương binh và xã hội cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán để chọn ra một số doanh nghiệp Séc có khả năng và kinh nghiệm để hợp tác, tìm kiếm, ký kết hợp đồng đưa lao động đi. Bộ này nhấn mạnh rằng sẽ chỉ đạo chặt chẽ công tác tuyển chọn lao động phù hợp và tổ chức tốt công tác quản lý lao động tại Séc đồng thời sẽ đàm phán để đề nghị Đại sứ quán Séc tại Hà Nội cải tiến quy trình thủ tục cấp visa cho lao động một cách công khai, minh bạch. Trong những năm tới mục tiệu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là phải phấn đấu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời với chỉ tiêu về chất lượng như tăng tỷ trọng lao động có nghề, tăng số lượng lao động đến các thị trường có thu nhập khá và thu nhập cao, giảm thiểu rủi ro cho cả người lao động và doanh nghiệp, nâng cao uy tín của từng đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ta phải vượt qua nhiều thách thức từ cả thị trường trong nước và ngoài nước.

 

Kinh nghiệm chọn việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học tại Nhật Bản

 Đi du học hay đi theo diện tu nghiệp sinh, tốt nghiệp rồi ở lại Nhật Bản làm việc hay là về nước, tất cả tùy thuộc vào năng lực, khả năng tài chính của bạn. Nếu sau khi tốt nghiệp bạn muốn ở lại tìm việc làm ở Nhật Bản thì TBSVN chia sẻ với một số kinh nghiệm tìm việc nhé: 

– Nên có quyết định sớm nếu muốn có công việc tại Nhật. Lúc đi học nên lựa chọn cho mình một việc làm thêm để đúc kết kinh nghiệm, sẽ rất thuận lợi cho việc lựa chọn công ty sau này.

– Thêm một điều quan trọng nữa, đó là kỹ năng tiếng Nhật của bạn phải thật tốt, phải chăm chỉ học tiếng Nhật thì bạn mới có tương lai tươi sáng.

– Luôn luôn cố gắng để bắt kịp với tốc độ làm việc của người Nhật dù có khó khăn.

Hãy cùng TBSVN – Công ty chuyên cung ứng nhân sự cho các doanh nghiệp Nhật lựa chọn cho mình công việc tốt nhất sau khi ra trường nhé. Mọi tin tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Website: tbsvn.com.vn
Email: [email protected]
Hoặc điện thoại: (08) 3827 7175 / 6
Gặp: Ms Tuyền or Ms Ngọc.

 

.