Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình nguồn nhân lực cho ngành may mặc Việt Nam – P2

 

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam cần có sự phối hợp của những tổ chức liên quan.

2.4.2.1. Phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu

  • Liên kết giữa các DN và trường dạy nghề

Sự phối hợp này sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn, tay nghề của lực lượng lao động, đáp ứng được yêu cầu của DN. Bên cạnh đó, nó còn giảm được chi phí đào tạo căn bản cho DN và tạo đầu ra cho các trường dạy nghề.

  • Tuyển dụng nhân viên nhân sự đã được đào tạo đúng chuyên môn

Đa phần đội ngũ nhân viên nhân sự trong các DN may mặc Việt Nam đều từ các ngành nghề khác chuyển sang như: kế toán, mẫu,…Tuy có kinh nghiệm trong quản lý nhưng vẫn còn một số hạn chế. Điều này giảm hiệu quả của quản trị nguồn nhân lực trong DN. Đặc biệt, nếu có hiểu biết nhất định về hoạt động quản trị nguồn nhân lực sẽ cố vấn cho chiến lược nguồn nhân lực của DN. Quan trọng nhất chính là việc xây dựng được quan hệ lao động tốt đẹp với công nhân, hạn chế hiện tượng nhảy việc, bỏ việc,…kích thích công nhân phát triển bản thân,…

Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công có một ý nghĩa hết sức to lớn để xã hội, doanh nghiệp ổn định và phát triển, giảm thiểu xung đột, người lao động được đảm bảo quyền và lợi ích.  Vì vậy, đây được coi là mục tiêu quan trọng, để người sử dụng lao động, người lao động, các nhà quản lý lao động thực hiện trong thời gian trước mắt và lâu dài.

  • Cải tiến chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cần sát với thực tiễn hơn. Mặt khác, trong quá trình đào tạo, người học cần được đào tạo căn bản về chuyên môn và kỹ năng sống, phong cách sống và làm việc chuyên nghiệp.

  • DN cần định kỳ tổ chức các khóa diễn tập về an toàn lao động nhằm nâng cao ý thức về an toàn lao động cho công nhân.
  • Các DN cần để thúc đẩy công nhân tham gia công đoàn

Công đoàn không chỉ bảo vệ quyền lợi cho công nhân mà còn tránh cho DN những cuộc đình công không hợp pháp. Cả công nhân và DN đều coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài.

2.4.2.2. Tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức

  • Các DN cần có sự hợp tác và phối hợp dưới sự thống nhất của Hiệp hội dệt may Việt Nam. Điều này nhằm tránh hiện tượng tranh chấp hợp đồng, bán phá giá, lôi kéo lao động bằng cách không lành mạnh,…
  • Chính phủ và hiệp hội dệt may cần có chiến lược xây dựng thương hiệu cho dệt may Việt Nam cũng như lao động Việt Nam.
  • Song song với đó là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực tìm kiếm thị trường mới.

 

 

Tập đoàn Nhật muốn đầu tư hàng loạt tại các KCN ở Việt Nam

Nước ta nhận nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản không phải là điều xa lạ nữa, tuy nhiên có sự đột phá khi Nhật chuyển sang đầu tư hàng loạt tại các KCN của Việt Nam.

Theo như chia sẻ của Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) đã không ngần ngại chia sẻ kế hoạch mở thêm 3 – 4 khu công nghiệp (KCN) nữa ở Việt Nam, sau khi đã thành công với hai KCN Long Đức và Long Bình tại Đồng Nai. Như vậy, việc mở rộng đầu tư từ Nhật Bản vào các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế và giải quyết được vấn đề tìm việc làm tại Đồng Nai cũng như các vùng lân cận cho người lao động. 

Ngoài ra, cũng không thể không nhắc tới mối quan tâm của Tập đoàn Amata (Thái Lan) đối với dự án lên tới 2 tỷ USD ở Quảng Ninh, sau khi thành công với KCN Amata ở Đồng Nai. Chưa kể, Ren A Port (Bỉ) cũng đang muốn đầu tư KCN Đầm nhà Mạc ở tỉnh này.

Mọi thông tin chi tiết về việc làm tại các KCN Đồng Nai nói riêng và tại tỉnh nói chung cho các DN Nhật bạn có thể tham khảo thêm tại website của Vieclambank – Công ty chuyên tuyển dụng nhân sự cho công ty Nhật.

.

Thực trạng việc làm tại Việt Nam

Một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và phát triển toàn diện chính là vấn đề việc làm. Vì thế, giải quyết việc làm cho người lao động tại Việt Nam (jobs in vietnam) là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc làm. Và hiện nay, việc làm tại Việt Nam được chấp nhận dưới 3 hình thức: 

– Làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật.

– Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.

– Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó như làm kinh tế nông lâm ngư nghiệp. 

Ở nước ta, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Và có nhiều thông tin việc làm khắp các tỉnh thành lớn được thường xuyên cập nhập tại website của Vieclambank. Các bạn có thể truy cập để biết thêm thông tin chi tiết: http://vieclambank.com

 

.