Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần rèn luyện ngay từ năm 3-5 tuổi

Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần rèn luyện ngay từ năm 3-5 tuổi

Vượt qua những năm tháng trôi nhanh, con nay đã lên 3 tuổi. Đây là lúc con vào lớp mầm – có thể học nhiều hơn về logic và các con chữ cơ bản. Nhưng con cần gì ở độ tuổi này? Những kỹ năng nào con cần sẵn sàng để bước tiếp lên lớp 1 trong vài năm tới? Hãy cùng tìm hiểu các câu hỏi này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Trẻ phát triển thế nào trong độ tuổi 3-5 tuổi

Trẻ 3-5 tuổi đã biết đủ để chuyển sang giai đoạn tìm hiểu sâu sắc hơn[[alt=Trẻ 3-5 tuổi đã biết đủ để chuyển sang giai đoạn tìm hiểu sâu sắc hơn]]

Trẻ 3-5 tuổi đã biết đủ để chuyển sang giai đoạn tìm hiểu sâu sắc hơn

Đến 3 tuổi, bé nhà chắc hẳn sẽ không còn lớn nhanh như 2 năm trước nữa. Nhưng lúc này, con đã có được khả năng vận động, đi đứng và tiếp tục học thêm những thao tác khéo léo nhiều hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc các bé học được cách đi đứng thăng bằng, đi được cầu thang không còn té ngã, cũng như đã sẵn sàng để làm quen với xe đạp 3 bánh và các trò chơi vận động phức tạp.

Về tâm và trí, học sinh lớp Mầm có thể thực hiện các giao tiếp xã hội cơ bản. Nếu con được học ở trường mầm non Quốc tế thì sẽ diễn tả một phần cảm xúc của mình qua các câu từ ngắn. Tuy vậy, nhiều trẻ sẽ trở nên có quá nhiều cảm xúc, hay đòi hỏi, “nắng mưa” liên tục và cần sự định hướng của gia đình, thầy cô để bình tĩnh, dung hòa hơn với mọi người.

Các kỹ năng mầm non trẻ cần rèn luyện xong trước khi vào lớp 1

Tinh thần tự chủ, tự lập

Bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với cuộc sống, rời khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ, con cần có tư duy và kỹ năng để tự xử lý các vấn đề đơn giản. 

Trước hết, hãy cho con cơ hội tự thay quần áo, những thử thách như kéo khóa quần, cài nút áo, buộc giày,… Ban đầu, những điều đó có thể làm khó con, nhưng hãy kiên nhẫn để con phát triển. “Cha mẹ luôn có thể giúp con dễ dàng nhưng con cần tìm ra cách để tự lập càng sớm càng tốt”.

Bên cạnh đó, con cần được học cách vệ sinh cơ thể, tắm rửa, bỏ quần áo cần giặt vào đúng nơi, và rửa tay thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Sắp xếp đồ dùng ngay ngắn

Bên cạnh tinh thần tự mình cố gắng, con cũng cần chú ý nhiều hơn đến xung quanh. Cha mẹ cần dạy con cách sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi sử dụng. Qua cách này, trẻ sẽ phần nào ghi nhớ được các vật dụng của bản thân, giúp ích cho việc dạy cách bảo quản đồ dùng học tập cá nhân khi đến trường sau này.

Nền tảng đọc căn bản

Học ghi nhớ cơ bản tại trường VAS[[alt=Học ghi nhớ cơ bản tại trường VAS]]

Học ghi nhớ cơ bản tại trường VAS

Trẻ 3 tuổi đã học được cách ghi nhớ hiệu quả hơn. Nhờ vậy, cha mẹ và thầy cô có thể cho con tập làm quen với mặt chữ. Không cần phải đọc trôi, viết thạo, cha mẹ chỉ cần cho con biết được những liên tưởng giữa hình ảnh (động vật, đồ dùng) với các đường nét con cần ghi nhớ thông qua việc sử dụng Flashcard. Bằng cách này, con không chỉ học được chữ mà còn duy trì được tâm hồn sáng tạo bất tận của trẻ thơ.

Giao tiếp với người xung quanh

Chào hỏi ông bà, thầy cô, cha mẹ và bạn bè là hình thức giao tiếp đầu tiên con cần học. Tiếp đến, hãy dạy con cách hỏi thăm, lòng biết ơn và xin lỗi người khác khi cần. Nếu cha mẹ có thời gian, hãy lắng nghe con thật nhiều. Việc lắng nghe không chỉ giúp bạn hiểu con hơn mà còn giúp con luyện tập cách giao tiếp phù hợp với người xung quanh, cũng như điều chỉnh độ lớn giọng nói, cách diễn cảm và ngắt câu từ sớm.

Và những kỹ năng sống cần thiết khác…

Ngoài những điều cần thiết bên trên, vẫn còn rất nhiều kỹ năng nâng cao hơn mà trẻ có thể được học từ năm 3 tuổi. Có thể kể đến là kỹ năng bơi lội, khả năng điều tiết cảm xúc, kỹ năng lập kế hoạch và cách để sử dụng tiền tiết kiệm, phù hợp với bản thân. Dù vậy, cha mẹ không nên dồn ép con học thêm quá nhiều kỹ năng, khiến con chịu nhiều áp lực trong giai đoạn tâm lý nhạy cảm này, tránh để lại các vấn đề tinh thần về sau.

Các kỹ năng sống của con sẽ được tiếp tục phát triển khi con lớn lên

Các kỹ năng sống của con sẽ được tiếp tục phát triển khi con lớn lên

Tạm kết

Kỹ năng sống đơn giản là các thao tác giúp ích trong quá trình hoạt động hằng ngày của con. Nhưng nó sẽ bên các con đến tận khi trưởng thành, giúp con có thể làm được những điều to lớn nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được thêm nhiều kiến thức để nuôi dạy con thành người hoàn thiện trong tương lai. Chúc gia đình hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười con trẻ.

>>> Xem thêm: Ba mẹ cần chuẩn bị gì cho con vào lớp 1