Các dạng việc làm

Trong lý thuyết và cả trong thực tế việc làm được chia làm nhiều hình thức khác nhau. Những hình thức việc làm là các phương pháp tổ chức pháp lý và những điều kiện sử dụng lao động. Trong khuôn khổ của thị trường lao động quốc gia hoạt động lao động của con người được tổ chức với sự trợ giúp của những hình thức tổ chức pháp lý khác nhau, được phân biệt bởi định mức điều tiết pháp lý thời gian và chế độ ngày làm việc, sự đều đặn của hoạt động lao động, vị trí thực hiện công việc…

– Việc làm đầy đủ: khái niệm việc làm đầy đủ không thể chỉ giải thích theo một nghĩa, nó phụ thuộc vào tiêu chí và tính chất của vấn đề. Đầy đủ ở đây không có nghĩa là việc làm chung cho tất cả mọi người, đảm bảo chỗ làm việc cho tất cả dân số có khả năng lao động. Xã hội luôn có khuyng hướng đạt được cân đối nguồn lao động trong mức tối đa,

dự đoán dòng chuyển động nguồn lao động được dựa trên cơ sở dự báo và lên kế hoạch tạo chỗ làm việc.

Trong tư duy và thực tế ở phương Tây, việc làm đầy đủ là tình hình nền kinh tế, mà ở đó tất cả những người mong muốn làm việc có việc làm với mức lương thực tế khống chế.

Trong ngữ cảnh này nó được sử dụng đồng nhất như khái niệm “toàn dụng nhân lực”.

Trong lý thuyết kinh tế và thực tế người ta còn chia việc làm đầy đủ ra thành nhiều dạng như việc làm năng suất, hiệu quả và hợp lý.

– Việc làm năng suất có nghĩa là việc làm tạo ra những phúc lợi và dịch vụ hữu ích cả cho xã hội và cả cho từng người lao động.

– Việc làm hợp lý dự đoán sự phân chia một cách tối ưu người đang làm việc theo các ngành sản xuất và các khu vực lãnh thổ của đất nước với mục đích sản xuất ra những sản

phẩm và sử dụng những dịch vụ phục vụ cho nhu cầu.

– Việc làm hiệu quả là việc làm trong sản xuất sinh lợi nhuận được trang bị kỹ thuật với tổ chức lao động tiên tiến, năng suất lao động cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nó dự đoán sự hiện có những cán bộ và đội ngũ những nhà quản lý có trình độ chuyên

nghiệp cao và hướng tới công việc có hiệu quả. Khái niệm việc làm hiệu quả này thường

hướng vào sự phát triển toàn diện con người và hoàn toàn chấp nhận được, nhưng nó khá

rộng và không có khả năng đo được bằng một chỉ tiêu. Tuy nhiên có thể đưa ra tính chất

định lượng để đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu như:

+ Mức độ việc làm của cư dân bằng lao động chuyên nghiệp trên tổng dân số, thể hiện dưới dạng phần trăm (gọi là hệ số việc làm). Hệ số này cho thấy sự phụ thuộc mức độ việc làm vào yếu tố nhân khẩu, có nghĩa là hệ số sinh, chết và tốc độ tăng trưởng dân số,

được tính toán trên các con số thống kê, hệ số đó là một trong những con số biểu hiện sự

phồn vinh của xã hội.

+ Mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động trong nền kinh tế – xã hội. Về quan điểm kinh tế học, mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động thể hiện, một mặt là đòi hỏi của kinh tế-xã hội đối với người lao động, mặt khác là đòi hỏi của người lao động về chỗ làm việc. Nó được tính theo hệ số phần trăm giữa tổng số dân cư đang hoạt động chuyên nghiệp với số lượng toàn bộ dân số có khả năng lao động (nguồn nhân lực).

+ Tỉ lệ phân chia nguồn lao động xã hội theo lĩnh vực công ích xã hội. Khi tính được hệ số việc làm bằng lao động chuyên nghiệp ta có thể xác định được hệ số việc làm bởi việc học hành cũng như các dạng hoạt động công ích xã hội khác. Điều đó cho phép làm rõ

những tỉ lệ cần thiết.

+ Cấu trúc phân bố người lao động hợp lý theo ngành và theo khu vực kinh tế. Chỉ tiêu này, thường được gọi là chỉ tiêu hợp lý, tỉ lệ phân chia tiềm năng lao động theo dạng việc làm, ngành, khu vực kinh tế…

+ Chỉ tiêu gắn với việc tối ưu hoá cấu trúc chuyên môn nghề nghiệp củ người lao động, cho phép làm rõ ràng sự phù hợp cấu trúc chuyên môn nghiệp vụ của dân số lao động với cấu trúc chỗ làm việc, đồng thời cũng xác định hệ thống đào tạo cán bộ là phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế.

Về hiệu quả việc làm có thể theo chỉ tiêu định mức thất nghiệp. Hiện nay, ở phương Tây, việc làm đầy đủ và có hiệu quả đạt được khi có sẵn định mức thất nghiệp tự nhiên. Định mức thất nghiệp tự nhiên là mức độ của nó mà kiềm chế mức lương thực tế và giá cả không thay đổi với mức tăng trưởng năng suất lao động bằng không. Trong thực tế định

mức thất nghiệp được tính bằng cách tính tổng thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cấu trúc. Phương pháp đơn giản nhất để tính định mức thất nghiệp tự nhiên là tính theo mức độ của nó trong điều kiện lạm phát ở mức vừa phải. Vì vậy, không nên đánh giá việc làm đầy đủ và có hiệu quả chỉ theo một phương pháp, mà để nhận được thông tin chính xác thì nên sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đã nêu trên.

– Việc làm hợp lý: là sự thoả mãn nhu cầu làm việc cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân và phù hợp với trình độ, nguyện vọng của họ.

Việc làm hợp lý không những hàm chứa nội dung việc làm đầy đủ mà còn nói rõ việc làm đó phải phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động. Việc làm hợp lý, do vậy có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn so với việc làm đầy đủ. Trong quá trình thực hiện việc làm đầy đủ, cần từng bước, từng bộ phận thực hiện việc

làm hợp lý. Việc làm hợp lý phản ánh sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các

yếu tố con người với điều kiện vật chất của sản xuất và xã hội, hợp lý giữa lợi ích cá nhân

người lao động với lợi ích của xã hội.

Khái niệm việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Vì trong nền kinh tế thị trường có điều tiết thì việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý không có nghĩa là không có người thất nghiệp. Mục tiêu phấn đấu của chúng ta là việc làm, tiến tới việc làm đầy đủ, việc làm hợp lý và tự do lựa chọn việc làm.

– Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với các công việc khác. Như vậy, những hoạt động lao động của con người mang lại nguồn thu nhập chính cho bản thân và gia đình họ thì đó là việc làm chính. Hiện nay, các hoạt động lao động được coi là việc làm chính, ví dụ những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị bởi vì thời gian và nguồn thu nhập của họ lại chiếm cao hơn so với các công việc làm thêm ngoài giờ của họ. Mặc dù hiện nay, vấn đề làm thêm giờ hoặc làm ở nhà do có cửa hàng của gia đình nhưng số thời gian mà họ việc trong một ngày vẫn chiếm tỉ lệ cao tại các doanh nghiệp, cơ quan.

Mặt khác, những hộ gia đình có cơ sở sản xuất kinh doanh dựa vào nguồn sẵn có của mình để mở một cửa hiệu mà nguồn thu nhập lại phụ thuộc rất lớn vào cửa hiệu thì khi đó, công việc mà họ làm tại cửa hàng đó cũng được coi là việc làm chính.

– Việc làm phụ là việc làm thêm theo nhu cầu hoặc mong muốn của người lao động để kiếm thêm thu nhập ở một công sở khác hoặc là ngay tại chính nơi mình đang làm việc.

Việc làm phụ được xếp vào nhóm những công việc kiêm nhiệm cả ở những công sở khác

và cả ở nơi đang làm việc; những công việc dịch vụ vào những lúc nhàn rỗi; buôn bán lặt

vặt… Trong số nhiều hình thức việc làm khác nhau thì việc làm phụ chiếm một vị trí đặc

biệt. Nó gắn với đặc thù bản chất việc làm và cả với tác động mà nó ảnh hưởng tới hoạt

động của thị trường lao động. Việc làm phụ là hình thức sử dụng lực lượng lao động bổ

sung vào hoạt động lao động, hay nói cụ thể là việc làm có thu nhập thêm ở doanh nghiệp

(công sở) khác hoặc là ngay tại nơi đang làm việc, mà đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Việc làm thêm là nhu cầu chính đáng của người lao động để tăng thu nhập trong điều kiện mức sống còn thấp như ở Việt Nam, đồng thời còn là mong muốn thể hiện khả năng

cạnh tranh của chính bản thân người lao động trên thị trường lao động và cũng là một “cầu nối đặc biệt” đảm bảo thay thế chỗ làm việc mới trong tương lai mà không phải trải qua thời kỳ thất nghiệp. Hiện nay, việc làm thêm tuỳ tiện ở một số ngành (như giáo dục, y tế), sự khác biệt quá lớn giữa tiền lương và thu nhập của một bộ phận công chức dưới danh nghĩa việc làm thêm của khu vực nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay lại ảnh hưởng rất tiêu cực đến tình hình kinh tế – xã hội nói chung và sự phát triển đồng bộ thị trường lao động nói riêng.

Cùng với chính sách mới cho người lao động được tự do lựa chọn công việc và nghề nghiệp thì việc làm phụ là một biểu hiện hợp lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, biểu hiện này về cơ bản nó gắn với những xuất hiện tiêu cực như: việc làm không đầy đủ, thu nhập của người lao động thấp, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững. Xét từ góc độ này thì phát triển việc làm phụ rộng rãi chỉ là biểu hiện tạm thời và nó sẽ giảm khi nền kinh tế – xã hội của đất nước phát triển ổn định.

– Việc làm không trọn ngày hay việc làm dở dang có đặc điểm công việc trong chế độ thời gian làm việc không trọn ngày làm việc hoặc tuần làm việc không đầy đủ, nghỉ phép

bắt buộc không hưởng lương theo chủ động của lãnh đạo công sở (doanh nghiệp), có thể

được ấn định từ phía công ty, người thuê lao động và thậm chí có thể từ sự thoả thuận đồng ý của người lao động, đó là việc làm không trọn ngày tự nguyện. Thời gian gần đây,

cả chế độ này hay chế độ kia đều được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị

trường phát triển.

Đối với người lao động, việc làm không trọn ngày hoàn toàn có thể chấp nhận được trong hàng loạt các trường hợp: phụ nữ có con nhỏ, những lao động lớn tuổi, những người tàn tật, thanh niên vừa đi học, vừa đi làm đều có lợi thế với loại hình việc làm này.

– Việc làm độc lập: là công việc độc lập theo chủ động cá nhân không thu nhận lao động làm thuê khi sản xuất những hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ khác nhau. Đồng thời người lao động làm chủ những phương tiện sản xuất nhất định và tự tổ chức công việc cho mình. Trong giới hạn nhất định việc làm độc lập là tình thế phải chọn của người lao động thất nghiệp (có thể do doanh nghiệp không đủ năng lực đảm bảo khả năng với mức lương đầy đủ), nhưng điều đó không thể phủ nhận vai trò tích cực chủ động của nó.

– Việc làm tổng thể: là việc làm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động lao động, cả trong nền kinh tế của đất nước, cả trong các hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp, trong dịch vụ quốc phòng, kinh tế gia đình, trong các công sở, tôn giáo và trong cả trong các dạng khác hoạt động công ích xã hội.

– Việc làm linh hoạt (thời gian linh hoạt): là việc làm tồn tại dưới nhiều dạng, hình thức phổ biến là khi người lao động thoả thuận với người sử dụng lao động có thể tự lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thức công việc, đồng thời bắt buộc người lao động phải tuân theo chế độ ngày làm việc hoặc quỹ thời gian theo tuần (tháng) đã quy định.

– Việc làm tạm thời: là những công việc theo hợp đồng hoặc là công việc khoán. Các công ty quan tâm tới loại hình công việc này vì họ có thể tự do thay đổi số lượng lao động làm thuê, giảm chi phí cho nhân viên bằng cách trả lương tạm thời thấp hơn cho người đang làm việc, thay thế linh hoạt những người thường xuyên vắng mặt vì lý do nào đó, tăng nhanh chóng số người làm việc. Việc làm tạm thời được sử dụng rộng rãi trong các ngành thương mại, dịch vụ và xây dựng.

– Việc làm theo thời vụ: là loại hình việc làm gắn với những công việc theo thời vụ trong nông nghiệp, xây dựng, khai thác rừng, ở các khu nghỉ mát, trong các ngành mía đường, đánh bắt hải sản và nhiều ngành khác với công việc không đều trong năm. Với loại hình này phần thời gian còn lại đáng kể trong năm người lao động không có việc làm. Về bản chất nó là biến thể của việc làm tạm thời, nhưng có điểm khác ở chỗ là việc làm thời vụ có thể lặp lại hàng năm ở chỗ này hay chỗ khác.

– Việc làm không tiêu chuẩn hoá: là loại việc làm bao gồm rất nhiều hình thức, một trong số đó là làm việc tại nhà, khi người lao động nhận nguyên vật liệu, máy móc, công cụ từ công ty rồi thường kỳ trao trả thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Không ít người quan tâm tới loại hình công việc này, bởi vì chính họ tự xác định được thời gian, khối lượng

công việc, vì chính họ xác định được thời gian, khối lượng công việc và có thể kết hợp với việc khác như: chăm sóc con cái, vừa làm, vừa học thêm, làm các việc lặt vặt trong gia đình.

Mặt khác, công ty lại giảm được diện tích sản xuất, tiết kiệm chi phí lương mà những người làm ở nhà thường được nhận ít hơn những người làm chính.

Hình thức quan trọng của việc làm không theo tiêu chuẩn hoá là những công việc xã hội,

được tổ chức bởi các dịch vụ việc làm và chính quyền địa phương dành riêng cho những người thất nghiệp. Đó là những công việc tạm thời ít cần đến chuyên môn như: thu dọn địa hạt, tham gia vào xây dựng đường giao thông…