Những bức xúc đặt ra về vấn đề việc làm ở Thái Bình

1. Khả năng giải quyết việc làm có hạn trong khi cung lớn hơn cầu về lao động quá lớn (nhất là cung lao động giản đơn) Từ thực trạng trên có thể thấy rằng: nguồn cung về số lượng lao động của tỉnh hiện nay là rất lớn và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới; trong khi đó nhu cầu thu hút và sử dụng lao động còn hạn hẹp, có tăng nhưng tăng chậm hơn cung. Quy mô và tốc độ tăng giữa cung và cầu không ăn khớp, tương xứng với nhau làm cho quan hệ cung – cầu về lao động càng ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, điều đó dẫn đến một bộ phận lớn lao động xã hội không tìm được việc làm. Từ thực trạng trên, cho thấy: sức ép về lao động và việc làm ở tỉnh hiện nay là quá lớn. Để giải quyết được bức xúc đó, chỉ có thể áp dụng đồng bộ các biện pháp như: kế hoạch hóa dân số, đào tạo nghề cho người lao động, thu hút đầu tư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế… và điểm cốt lõi nhất đối với Thái Bình là phải bắt đầu giải quyết từ nông nghiệp và địa bàn cơ bản là nông thôn; đây cũng là vấn đề bức xúc của việc chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Giải quyết việc làm trong điều kiện tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở Thái Bình là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài để tạo việc làm cho người lao động. Đó là quá trình chuyển dịch theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo vùng kinh tế; trong đó chuyển dịch theo ngành kinh tế là trọng tâm.

3. Đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết với giải quyết việc làm Nguồn lao động với tư cách là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nó được đề cập đến trên hai mặt cơ bản: số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng lao động giữ vai trò quyết định. Nếu số lượng lao động phản ảnh quy mô, tiềm năng đóng góp của lao động vào sự phát triển kinh tế thì chất lượng lao động là yếu tố quyết định để nguồn lực lao động làm việc có năng suất và hiệu quả cao. Quá trình phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của 5 nhân tố: giáo dục đào tạo, sức khá¢e dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Các nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo là cơ sở của các nhân tố khác. Bởi vậy, các nước trên thế giới (kể cả các nước phát triển cũng như nước đang phát triển) đều coi giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đối với Thái Bình, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực lao động được đặt ra hết sức bức xúc. Đến 31/12/2004, tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh là 1.004.398 người; trong số này chủ yếu là lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm 72%), chưa qua đào tạo.

Vì vậy, số lao động này khó có thể làm việc ở các khu công nghiệp và cũng khó có khả năng chuyển sang các hoạt động khác (ngoài nông nghiệp) ngay trên địa bàn nông thôn. Qua khảo sát, nghiên cứu công tác đào tạo nghề ở tỉnh Thái Bình cho thấy: số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, tốc độ đào tạo nghề cho người lao động chuyển biến chậm, từ 20,1% năm 2001 sau 4 năm, đến năm 2004 số lao động được đào tạo cũng chỉ có 27,7%

4. Tâm lý, tập quán của người lao động còn coi trọng việc làm ở khu vực kinh tế nhà nước hơn khu vực kinh tế ngoài nhà nước Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta bao gồm hai khu vực kinh tế: khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước.