9 kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần dạy con sớm

9 kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần dạy con sớm

Nhiều ba mẹ cho rằng khi con còn nhỏ không cần dạy dỗ quá nhiều. Điều này thật sự sai lầm vì những năm đầu đời là lúc não bộ trẻ đang phát triển và có khả năng ghi nhớ rất tốt. Vì thế dạy những kỹ năng sống cần thiết là điều ba mẹ cần biết. Dưới đây là một số chia sẻ về các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần được định hình sớm cho con.

Thói quen trung thực

Trong cuộc sống hằng ngày không thể tránh khỏi các tình huống về sự gian dối ở trường, bạn bè hay từ những người xung quanh. Khi đó ba mẹ cần cho trẻ thấy hậu quả của sự không trung thực.

Chúng ta đều biết trẻ học cách bắt chước rất nhanh, vì thế khi trẻ thấy ba mẹ không thành thật chúng có thể bắt chước theo. Vậy nên, ba mẹ cần là tấm gương cho con noi theo, hãy hành động và cư xử để trẻ hiểu rằng trung thực là quyết định tốt.

Tự tin thể hiện bản thân

Dạy một đứa trẻ khi còn nhỏ học cách lên tiếng khi không hiểu bài sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống sau này. Dạy con cách hỏi xin sự giúp đỡ sao cho phù hợp chẳng hạn tự tin đặt câu hỏi về những gì mình không hiểu trước cả lớp. Điều này giúp trẻ tự tin hơn sau này dám dũng cảm làm những điều người khác chỉ nghĩ chứ không dám làm.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học tự tin thể hiện bản thân

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học tự tin thể hiện bản thân

>>> Xem thêm: Dạy cho trẻ kỹ năng sống tự lập hiệu quả từ tiểu học

Lựa chọn hạnh phúc

Đây là một trong những bài học quan trọng khi dạy con. Mỗi người đều có quyền lựa chọn các yếu tố bên ngoài chi phối đến cuộc sống và cảm xúc của mình.

Gia đình, bạn bè, quần áo, nhà cửa, bất kỳ thứ gì chúng ta tương tác hoặc sở hữu không thể kết luận rằng chúng ta có hạnh phúc hay không. Điều đó phụ thuộc vào bản thân mỗi người.

Phụ huyng nên dạy con hướng đến những điều tích cực, những hy vọng khi gặp khó khăn, thất bại. Điều này giúp chúng có tinh thần tốt hơn để đối mặt với những thăng trầm trong cuộc sống.

Cảm thông và nhận lỗi

Dạy trẻ nhận lỗi khi làm sai cũng quan trọng như dạy trẻ lòng biết ơn, cách ứng xử. Hãy dạy trẻ sửa lỗi sai từ sai lầm của mình. Khi trẻ làm sai ba mẹ cần bình tĩnh nói chuyện, phân tích cho trẻ hiểu lỗi sai của mình chủ động xin lỗi và sửa chữa.

Việc tự giác luôn tốt hơn ép buộc và quan trọng trẻ phải học được cách rút ra kinh nghiệm. Bạn cũng nên hướng dẫn con xin lỗi sao cho phù hợp đồng thời khích lệ khi trẻ biết tự nhận lỗi.

Thể hiện lòng biết ơn

Thể giới vật chất ngày nay, khi ba mẹ luôn cố gắng dành cho con nhiều điều tốt đẹp nhất. Do đó, điều ba mẹ cần dạy con lúc này là bài học của lòng biết ơn và trân trọng những gì đang có cho dù đó không phải món đồ chơi, bộ quần áo mới. Ba mẹ nên bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ như cho con thấy mình thật may mắn khi có quần áo ấm mặc vào mùa đông, có ông bà, ba mẹ chăm sóc mỗi ngày. Gieo hạt giống biết ơn khi còn nhỏ để trưởng thành biết trân trọng những gì mình có.

Cách ứng xử 

Những lời nói đơn giản như “cảm ơn”, “vâng ạ” là điều cần dạy đầu tiên. Nhắc đi nhắc lại cho con nhớ những cụm từ đó để con ghi nhớ. Ví dụ khi con đưa món đồ ăn hay đồ ăn cho mình, hãy nói với con “Cảm ơn con đã cho mẹ/bố mượn đồ chơi”. Ngay cả giai đoạn trẻ chưa biết nói, trẻ vẫn có thể quan sát và tương tác với ba mẹ. Bạn càng đưa ra nhiều minh họa về cách ứng xử, con sẽ học được những thói quen tốt cho cuộc sống sau này.

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh

Một trong những cách tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh chính là cho trẻ thấy tấm gương có thói quen ăn tốt chính là ba mẹ. Bạn không thể khuyến khích con ăn uống tốt trong khi chính bạn không làm được điều đó. Ví dụ khi đói thì ăn trái cây thay bánh quy nhiều đường, từ đó trẻ thấy và học theo.

Bên cạnh đó, cho trẻ cùng chuẩn bị bữa ăn cùng với gia đình, để chúng biết được cách làm nên những món ăn lành mạnh. Nên cho trẻ hiểu ăn nhiều đồ ngọt là không tốt và cho trẻ thấy mối quy hại hay tấm gương cụ thể.

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ

Kết,

Trên đây là một vài chia sẻ của mình về các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần được trang bị cho con từ sớm. Để tạo nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ. Chúc ba mẹ thành công!