KĨ NĂNG MỀM MÀ KĨ SƯ ĐI NHẬT CẦN CÓ

Hơn bất cứ ngành nào một kỹ sư tại Nhật phải chịu áp lực công việc cao, và việc một người Việt Nam xuất khẩu lao động sang Nhật thời gian đầu liên tục mắc lỗi, hay làm việc không hiệu quả là chuyện bình thường (mặc dù ở Việt Nam họ là những kỹ sư giỏi).

Qua bài viết này TBSVN – công ty chuyên tuyển dụng nhân sự cấp cao cho công ty Nhật tại Nhật Bản và tại Việt Nam dành cho bạn vài lời khuyên những kỹ năng mềm mà một kỹ sư đi Nhật cần phải có.

Lập danh sách quản lý thời gian

Xác định tất cả mục tiêu để lên danh sách là điểm khởi đầu. Đây là công cụ quản lý thời gian cơ bản nhất. Hãy bắt đầu ngay việc hoạch định công việc ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đó như lời nhắc nhở và thúc đẩy bạn cố gắng thực hiện đúng kế hoạch đề ra trong từng khoảng thời gian nhất định.

Đầu tiên hãy thời gian biểu của một ngày: giờ dậy, giờ ăn, giờ ra công trình,…. sau đó là thời gian các việc làm tại công trình/công ty, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và thực hiện nó. Đừng bao giờ để tình trạng "việc hôm nay để mai làm" 

Sắp xếp danh sách theo thứ tự ưu tiên

Tâm lý chúng ta thường giải quyết công việc theo sở thích. Việc dễ làm trước, khó giải quyết sau. Nhưng nghịch lý là việc khó nếu đẩy lùi thời gian về sau càng khó giải quyết hơn. Nắm vững thứ tự công việc quan trọng là điều cần thiêt. 

Những người thành công, được trả lương cao không phải họ giỏi hay thông minh hơn. Khác biệt duy nhất là họ biết tập trung làm công việc mang lại giá trị cao, được ưu tiên. Việc "đốt" thời gian vào việc không ưu tiên rất vô ích. Bạn luôn có quyền được tự do chọn lựa.

Tách biệt việc khẩn cấp và việc quan trọng

Những công việc khẩn cấp được xác định bởi áp lực và yêu cầu từ bên ngoài. Bạn phải làm những việc này ngay lập tức. Trái lại, công việc quan trọng là việc đánh giá được hiệu suất năng lực thật sự của bạn. Biết sắp xếp công việc khẩn cấp và việc quan trọng, không quan trọng là chuyện mà một kỹ sư cần có.

Hầu hết mọi người dành thời gian trong ngày để đáp ứng và phản hồi nhiệm vụ khẩn cấp. Đó có thể là những cuộc điện thoại, yêu cầu cấp từ trên hay khách hàng. Cần phân biệt rõ việc khẩn cấp nhưng không quan trọng, như tham vấn cho đồng nghiệp, nghe điện thoại trò chuyện. Sếp Nhật không thích nhân viên mình làm việc bao đồng nên hãy chú ý cư xử tại công sở.

Khiêm khắc với bản thân

Hãy nhớ rằng bạn đang ở "xứ người" và không ai nhắc nhở bạn cả, nếu không nghiêm khắc với thân công việc không theo đúng tiến độ thì bạn phải là người chịu trách nhiệm, và có nguy cơ bị sa thải. Sự thật là bạn khó nắm bắt hết thời gian, bạn chỉ có thể kiểm soát được bản thân mình. Đó là lý do quản lý thời gian đòi hỏi sự nghiêm khắc bản thân và tự hoàn thiện. 

Nếu bạn thấy những điều chúng tôi nói ở trên là quá khó khăn thì hãy dừng lại ước mơ đi Nhật của mình, còn nếu bạn thấy mình có khả năng làm được những điều trên thì không chỉ tại Nhật và tại Việt Nam, cơ hội thành công của bạn rất cao.