Tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tại thị trường Nhật Bản
Thị trường may mặc Nhật Bản là một thị trường may mặc rất lớn. Do giá công nhân may ở Nhật ngày càng đắt nên Nhật chủ trương nhập khẩu hàng may mặc. Hiện nay dân số của Nhật khoảng 127 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người là 38400$/năm thì nhu cầu về hàng may mặc tương đối lớn. Hàng năm nhu cầu nhập hàng của Nhật Bản là 3-3,5 tỷ USD. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam giảm15-20% và có một số khác hàng đã cắt hợp đồng. Tuy vậy, trong năm 2012 vừa qua số lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty sang Nhật là 239.572 sản phẩm, cao nhất là năm 2011 với 394.089 sản phẩm. Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình xuất khẩu của thị trường Nhật năm 2012 so với năm 2011 giảm từ 1.291.917 USD xuống còn 1.001.820 USD về kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, năm 2011 giá trị xuất khẩu sang Nhật tăng 5.5% so với năm 2010 nhưng năm 2012 lại giảm 21.6% so với năm 2011.
- Như thống kê thì Hàng dệt may của Việt Nam hiện có mặt ở trên 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua 7 tháng đầu năm 2013 đã có 37 thị trường đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 11 thị trường đạt trên 100 triệu USD, đặc biệt có 2 thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu dệt may của Việt Nam là Hoa Kỳ, qua 7 tháng, nước này đã nhập khẩu tới 50,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam và là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất, chiếm 37,3% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam.
Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai, chiếm trên 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, đạt 16,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ Việt Nam. Một số nước khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam là Hàn Quốc chiếm 7% và đạt 18,9%; Đức chiếm 3,7% và đạt 9,9%; Tây Ban Nha chiếm 2,7% và đạt 21,6%; Anh chiếm 2,7% và đạt 12,3%; Canada chiếm 2,2% và đạt 26,4%. Ngoài ra thì :
+ Năm 2013 đánh dấu 40 năm mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển, đặc biệt về kinh tế. Giao dịch thương mại Việt – Nhật đang tăng nhanh do hai bên đang và sẽ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại song phương và đa phương như VJEPA, AJCEP, TPP.
+ Theo Wall Street Journal, trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu dệt may từ Trung Quốc sang Nhật Bản giảm 10% do các nhà sản xuất Nhật Bản dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam và Indonesia. Việt Nam cần tận dụng triệt để cơ hội hiếm có này
+ Tiềm năng tăng trưởng của hàng Việt Nam ở thị trường Nhật Bản vào các năm sắp tới còn rất lớn (khoảng 114 tỷ Yên so với 2.000 tỷ Yên từ Trung Quốc và hơn 2.500 tỷ Yên tổng nhập khẩu dệt may của Nhật Bản năm 2012).
+ Những khách hàng dệt may lớn nhất của Nhật Bản là những tập đoàn lớn hoạt động đa quốc gia đã và đang đặt hàng tại Việt Nam là: Uniqlo, Itochu, Mitsubishi, Marubeni, Mitsu, Aeon, Katakura, Nomura, Minori…hiện đang rất gần gũi và yêu mến doanh nghiệp Việt Nam.
Với tình hình sản xuất, xuất khẩu và quy mô hiện tại của công ty thì ngoài những thị trường chủ yếu của công ty, công ty luôn luôn đánh giá Nhật bản là một trong những thị trường mục tiêu mà công ty sẽ nhắm đến nhằm giữ vững những khách hàng hiện có và có những chiến lược để tiềm kiếm những khách hàng mới.