Đặc trưng và động lực thúc đẩy sự phát triển của Thương mại điện tử (TMĐT) B2C ở Nhật Bản

Sự phát triển của TMĐT chịu ảnh hưởng không chỉ của đặc tính sản phẩm, hàng hoá mà còn chịu ảnh hưởng của cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông và môi trường cạnh tranh. Đây một mặt là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hay cản trở TMĐT nhưng mặt khác nó lại tạo cho TMĐT của Nhật Bản mang những đặc thù riêng không giống như TMĐT ở một số nước khác đặc biệt là so với Mỹ. Từ năm 1999- 2000 thế mạnh TMĐT tử ở Nhật Bản được bộc lộ rõ. Một trong số đó là Mobile – EC với kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, hay việc thanh toán tại các conbini, việc sử dụng đa dạng các hình thức chuyển phát tại nhà hoặc sự liên kết với các cơ sở hạ tầng phân phối cao độ trên đất nước Nhật Bản đó tạo cho TMĐT ở Nhật Bản mang đặc trưng riêng của mình.

Mức độ phát triển TMĐT ở Nhật Bản phụ thuộc vào 3 yếu tố:

– Đặc tính cố hữu của hàng hoá.

– Cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông.

– Môi trường cạnh tranh.

Đặc tính của hàng hoá là những tính chất riêng có của hàng hoá. Những hàng hoá này có thể thích ứng được với TMĐT ra sao, có thể phát huy được nhiều hay ít các ưu điểm của TMĐT như thế nào đều do đặc tính của hàng hoá đó quyết định. Mặt hàng PC (bao gồm máy tính cá nhân và các linh kiện đi kèm với nó), đĩa CD được TMĐT hóa từ rất sớm là do nó phát huy được đặc tính của nó đối với TMĐT. Sự phát triển của TMĐT không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hàng hoá mà còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông. Cơ cấu ngành ở đây thể hiện ở mối liên quan giữa các nhà kinh doanh với những người bán lẻ, khoảng cách từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, mức độ trật tự của ngành, tính độc quyền, tập quán thương mại…

 Môi trường cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới sự phát triển TMĐT ở Nhật Bản. Sở dĩ có sự cạnh tranh là do có sự giới thiệu các tiền lệ tiên tiến ở nước ngoài hay sự tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này đó dẫn đến sự cạnh tranh trong các lĩnh vực. Các doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải nâng cao vị thế của mình bằng mọi cách. Sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài mà còn xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Điều này vụ hình chung đã thúc đẩy TMĐT phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất điện tử thì ngay giữa các hãng sản xuất điện tử trong nước như Toyota, Honda, Mitsubishi,… cũng đã có sự cạnh tranh khốc liệt chưa kể đến sự tham gia vào thị trường thương mại điện tử của một số hãng điện tử nước ngoài của Mỹ như: Auto bytel.japan hay Carpoint…Hay trong lĩnh vực kinh doanh sách, sự xuất hiện hàng loạt các trang web của một số nhà xuất bản có tên tuổi như: Kadogawa, … của các cửa hàng bán lẻ với các dịch vụ vận chuyển sách đến tận nhà (hãng Yamato) làm cho tình hình cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Đặc biệt sự thành công trong việc kinh doanh của Amazon. com- một trang web của Mỹ- tại thị trường Nhật Bản đó làm cho các nhà kinh doanh Nhật Bản phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải tiến các phương thức kinh doanh TMĐT để cạnh tranh có hiệu quả hơn và kết quả là mặt hàng sách trở thành mặt hàng có tỉ lệ TMĐT hoá cao hơn hẳn so với các mặt hàng khác.