Bài học từ cơ sở hạ tầng của Nhật Bản đối với Việt Nam
Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cơ sở đồng bộ tiên tiến.
* Hạ tầng giao thông vận tải Ngành logistics của Nhật Bản có thể phát triển hàng đầu trên thế giới như hiện nay là nhờ rất nhiều vào hệ thống cơ sở hạ tầng mà chính phủ Nhật đã xây dựng. Muốn phát triển logistics của Việt Nam thì phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại có quy hoạch. Nhưng do nguồn vốn cho đầu tư xây dựng của nước ta có giới hạn, vì thế cần phải đầu tư phát triển có trọng tâm không thể tràn nan. Chính phủ cần đưa ra những kế hoạch phát triển toàn diện, kế hoạch phát triển tại từng địa phương, sao cho phù hợp không chồng chéo. Phân cấp các dự án, dự án nào là trọng điểm tầm cỡ quốc gia để tập trung vốn xây dựng, dự án nào thuộc quyền quản lý của địa phương… để có thể huy động nguồn vốn tư nhân. Cần có sự bàn bạc tham gia của nhiều bên hữu quan liên quan, của những người dân tại địa phương. Khi một dự án được đưa ra, cần phân chia mục tiêu kế hoạch hoàn thành, đồng thời phải có cơ chế kiểm tra giám sát đối với từng hạng mục, từng mục tiêu. Chính phủ cần theo dõi sát sao để có chính sách rải ngân một cách kịp thời. -Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
Kết cấu hạ tầng phục vụ cho logistics bao gồm hệ thống đường bộ, đường sông, biển, nhà ga, cảng hàng không, cảng biển… -Phát triển hệ thống cảng biển Một đặc điểm giống nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản đó là cả hai nước đều có điều kiện địa lý thuận lợi để phát triển vận tải biển. Hệ thống cảng biển và sân bay của Nhật Bản rất nổi tiếng trên thế giới không chỉ bởi kỹ thuật trang thiết bị hiện đại, mà nó còn được xây dựng một cách hợp lý, kế hoạch phù hợp của chính phủ Nhật bản. Đây cũng là một bài học cho chính phủ nước ta về vấn đề quy hoạch, cách thức xây dựng để góp phần hoàn thiện hệ thống cảng biển, đặc biệt là theo định hướng của Nhà nước Việt Nam trong "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020", nước ta phải phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, kinh tế biển đóng góp khoảng 53%-55% GDP của cả nước Để Việt Nam có thể trở thành cảng trung chuyển của thế giới, cần tập trung xây dựng cảng container hiện đại có thể đón nhận những tàu container có công suất lớn trên thế giới. Phát triển các cảng, cũng như trung tâm logistics không thể tùy tiện theo cơ chế "xin- cho" mà cần phải có sự quy hoạch, điều tiết. Bên cạnh việc đầu tư phát triển cảng biển, cũng cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đường cao tốc nối liền cảng biển với các trục đường chính, đẩy mạnh quá trình rải ngân tập trung hoàn thành các dự án, tránh tình trạng cảng đã hoàn thành mà hàng không thể vận chuyển tới nơi như hiện nay.
Về cách thức quản lý trong các cảng: Nhà nước có thể học tập mô hình chủ cảng của Nhật Bản. Xây dựng hệ thống đường cao tốc có thể chịu được tải trọng lớn, tăng cường hoạt động vận tải container phát triển. Cần có cơ chế quy hoạch, xây dựng hệ thống đường cao tốc hợp lý, tránh chồng chéo, tránh hiện tượng đào lên lấp xuống.
-Huy động nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cảng biển, trung tâm kho vận là rất lớn, nếu chỉ dựa vào các doanh nghiệp kinh doanh không thôi thì vẫn chưa đủ, cần có sự ủng hộ và giúp đỡ của nhà nước. Chính phủ có thể huy động nguồn vốn trong nước hoặc sử dụng nguồn vốn ODA để xây dựng các cảng biển 91 quan trọng. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đấu thầu xây dựng các cảng nhỏ hay các trung tâm kho vận, nhà nước có thể hỗ trợ vốn xây dựng bằng việc yêu cầu ngân hàng cho vay với lãi suất thấp, hay không lấy lãi. Tuy nhiên, một vấn đề nan giải đối với nước ta, đó là sử dụng vốn kém hiệu quả, còn nhiều thất thoát. Chính phủ cần có cơ chế kiểm tra giám soát, nhất là đối với nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ nước ngoài.
* Hạ tầng công nghệ thông tin Ngoài ra phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cũng thực sự cần thiết cho sự phát triển ngành logistics. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm mạng lưới thông tin phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống Internet. Trước hết nhà nước cần đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống trao đổi dự liệu điện tử-công nghệ đang áp dụng trong kinh doanh. Cần chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại, khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu trình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan. Để phát triển hệ thống Internet, chính phủ cần có kế hoạch đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống truyền thông, gia tăng tốc độ đường truyền… đảm bảo thông tin được truyền đi nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics nâng cao hiệu quả cung ứng cho các doanh nghiệp. Có một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, đặc biệt là trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Điều này giúp giảm được chi phí đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của các dịch vụ logistics và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.