Trắc nghiệm tâm lý khi phỏng vấn xin

Trắc nghiệm tâm lý đang trở nên ngày càng phổ biến trong lãnh vực tuyển dụng và lựa chọn. Khi ứng tuyển vào một vị trí (đặc biệt là vị trí yêu cầu người có chuyên môn cao hoặc người tốt nghiệp đại học), trong vài trường hợp, bạn sẽ được yêu cầu làm Trắc nghiệm tâm lý. Bạn không cần phải lo sợ, mục đích những bài kiểm tra này là nhằm giúp bạn định hướng khả năng, tính cách, niềm tin, vào một công việc phù hợp với bạn. Nên lưu ý rằng trong những tổ chức danh tiếng, trắc nghiệm tâm lý không tách biệt riêng rẽ như một tiêu chuẩn duy nhất được sử dụng để lựa chọn ứng viên, thay vào đó, nó là công cụ hỗ trợ cho quá trình tuyển chọn. Đối với cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng, tìm được đúng người đúng việc đều có lợi. Khi nào thì tiến hành trắc nghiệm tâm lý? Do chi phí thực hiện cao, trắc nghiệm tâm lý thường sẽ không được thực hiện quá sớm từ vòng lọc CV và cũng không quá trễ như ở vòng cuối cùng, mà thường được tiến hành ở giai đoạn chọn các ứng viên trong danh sách rút gọn. Tuy nhiên, một vài trường hợp, người ta cũng kết hợp trắc nghiệm theo nhóm với lọc CV để xác định những ứng viên tiềm năng cho buổi phỏng vấn.

Trắc nghiệm tiến hành như thế nào?

Bài trắc nghiệm sẽ được tiến hành sử dụng 3 phương pháp chính:

• Trắc nghiệm nhóm – sàng lọc một số lượng lớn các ứng viên tiềm năng cùng lúc.

• Đánh giá từng cá nhân – thường áp dụng cho những vị trí cao cấp hơn.

• Các trung tâm đánh giá – Thường áp dụng cho những vị trí yêu cầu tốt nghiệp đại học, tuyển chọn ở vòng trong và cho mục đích thăng chức.

Quá trình này thường yêu cầu 5-10 ứng viên trong danh sách rút gọn hoàn tất một số công việc, trong đó có thể bao gồm các giao cho ứng viên một khay hồ sơ và yêu cầu sắp xếp thứ tự ưu tiên, giả nhập vai hay mô phỏng một tình huống, phỏng vấn, trắc nghiệm về cá tính, động lực, và khả năng tư duy…

Có những loại trắc nghiệm nào? Loại chủ yếu sử dụng trong trắc nghiệm về nghề nghiệp là:

1. Bản tóm tắt về cá tính.

2. Hiểu biết tổng quát, năng khiếu và năng lực.

3. Động lực, thái độ và niềm tin trong công việc.

4. Những điều bạn quan tâm trong nghề nghiệp