Những nguyên nhân thất bại của các tập đoàn bán lẻ tại Hàn Quốc nhìn từ góc độ văn hoá
Trong tháng 5 và 6 năm 2006, trên các báo chí Hàn Quốc thấy xuất hiện rất nhiều các thông tin về sự rút khỏi thị trường Hàn Quốc của các công ty phân phối lớn là Carrefour và Wal-Mart. Việc bán đi các cửa hàng cho các công ty khác của Hàn Quốc được giải thích là rút khỏi đây để tập trung vào thị trường Trung Quốc. Nhưng xét trên việc kinh doanh thua lỗ kéo dài và thị phần khiêm tốn của các công ty này trên thị trường Hàn Quốc cũng cho ta thấy khó khăn của họ trong kinh doanh tại đây. Và nhiều nhà phân tích cũng cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của họ chính là việc không cạnh tranh được với các công ty trong nước trong việc nắm bắt được những bà nội trợ xứ Hàn muốn gì khi đi siêu thị. Hay chính là các công ty này thất bại trên khía cạnh văn hóa khi kinh doanh tại đây.
Phân phối toàn cầu nhưng không am hiểu tính cách tiêu dùng bản địa, đó là hạn chế đầu tiên, cũng là hạn chế lớn nhất, được ví như “gót chân Achilles” của Wal-Mart. Khi mua hàng, các bà nội trợ Hàn Quốc thường có thói quen xem xét hàng hóa cẩn thận, thử sản phẩm hay so sánh với các sản phẩm cùng loại khác mà họ muốn mua. Trong khi đó hàng hóa tại các trung tâm bán lẻ của Walmart và Carrefour lại được đóng gói rất kỹ càng gây khó khăn cho việc lựa chọn sản phẩm đối với khách hàng. Bên cạnh đó cách sắp xếm gian hàng kiện hàng tại các trung tâm bán lẻ này cũng tỏ ra không phù hợp cho việc xem xét, kiểm tra hàng hóa. Đây chính là lý do đầu tiên lý giải cho việc các bà nội trợ Hàn Quốc không mặn mà lắm với các trung tâm bán lẻ của Walmart và Carrefour.
Nguyên nhân quan trọng thứ hai đó là người dân Hàn Quốc có thói quen mua sắm và tiêu dùng rất đặc trưng của người dân Châu Á. Không giống như những nước phương Tây, thường chỉ đi siêu thị một hoặc hai lần trong tuần và mua sắm hàng hóa đủ để tiêu dùng cho cả tuần, người Hàn Quốc thường có thói quen đi chợ hằng ngày, thực phẩm họ mua cũng chỉ phục vụ cho việc tiêu dùng trong một ngày hoặc nhiều nhất là hai ngày mà thôi bởi họ muốn đảm bảo luôn mua được những thực phẩm tươi ngon nhất. Người dân Hàn Quốc không thích sử dụng các sản phẩm đông lạnh được bảo quản lâu ngày như những người tiêu dùng phương tây. Và cũng do không có nhiều thời gian cho việc đi chợ nên người dân Hàn Quốc thường mua sắm tại các khu vực gần nơi họ sinh sống. Đây chính là điểm bất lợi lớn cho các trung tâm bán lẻ của Walmart và Carrefour, bởi do qui mô rất lớn nên số lượng các trung tâm này thường ít và nằm ở những địa điểm có mật độ dân cư không cao. Việc mua sắm hằng ngày trở nên rất khó khăn bởi muốn mua được hàng hóa tại các trung tâm bán lẻ này, người dân Hàn Quốc phải đi một quãng đường rất xa. Hơn nữa, hàng thực phẩm trong các trung tâm bán lẻ này thường là hàng đông lạnh, mặc dù đảm bảo cao về mặt chất lượng nhưng nó lại không đáp ứng đúng với thói quen tiêu dùng của người dân Hàn Quốc.
Tuyển dụng thông dịch viên tiếng Nhật
Với cương vị là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đã mang đến nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam, nhiều
việc làm tiếng Nhật
đã được tìm kiếm thông qua các công ty tuyển dụng nhân sự cho công ty Nhật như TBSVN. Hiện nay, TBS đang tuyển thông dịch viên tiếng Nhật, yêu cầu:
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
– Hỗ trợ về dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, thủ tục bảo hiểm cho người Nhật ở Việt Nam.
– Phiên dịch và giải thích chính xác cho khách hàng Nhật Bản.
– Nhận điện thoại, liên hệ đặt chỗ khám bệnh tại các bệnh viện, phòng khám cho khách hàng.
– Dẫn khách Nhật đi khám bệnh theo yêu cầu.
– Hỗ trợ khách điền bản khai bảo hiểm.
YÊU CẦU CÔNG VIỆC
– Trình độ tiếng Nhật giỏi, thông thạo: Nghe, nói, đọc, viết (trình độ N2 trở lên).
+ Ưu tiên người có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, bảo hiểm cho người nước ngoài.
+ Ưu tiên người đã từng học tập, làm việc, sống nhiều năm ở Nhật Bản.
– Mọi ứng viên tự tin về
khả năng tiếng Nhật
đều có thể tham gia ứng tuyển.
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể truy cập vào website: www.tbsvn.com.vn hoặc liên hệ Ms Trúc, email: [email protected], Tel: 08.62914.681 / 684
.