Bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng tại Việt Nam từ cách thức quản lý của Hàn Quốc và Nhật Bản

Thứ nhất, Tập đoàn phải được giám sát bởi Chính phủ hoặc một cơ quan lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Ở Việt Nam, bộ máy Chính phủ với sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ, với sự nỗ lực thường xuyên của các cấp trong việc làm trong sạch bộ máy lãnh đạo có thể đảm nhận vai trò giám sát hiệu quả của các Tập đoàn. Tuy nhiên, bộ phận trực tiếp giám sát và quản lý này cũng cần được giám sát thường xuyên để tránh trường hợp câu kết giữa cơ quan giám sát với các Tập đoàn nhằm mục đích trục lợi. Và điều quan trọng là giám sát nhưng phải đảm bảo vẫn tuân thủ những cam kết khi gia nhập WTO về cạnh tranh công bằng.

Thứ hai, Chính phủ phải tạo điều kiện thuận lợi cho các Tập đoàn kinh tế phát triển Tư tưởng này được thể hiện trong cả hai mô hình Tập đoàn của Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt là các Chaebol. Chính phủ Hàn Quốc luôn giành ưu đãi rất hấp dẫn cho các Chaebol, mà nếu không có những chính sách này thì các Chaebol đã không tham gia một cách chủ động vào thực hiện các dự án, bất kể dự án có tính chiến lược như thế nào đối với đất nước. Vì các dự án trong lĩnh vực công nghiệp nặng và hoá chất thường đòi hỏi nhiều vốn và khả năng rủi ro cao nên để lôi kéo sự tham gia của các Chaebol vào thực hiện dự án, Chính phủ Hàn Quốc đã sẵn sàng là một đối tác ngầm chia sẻ rủi ro với các Chaebol. Chính phủ đã áp dụng các chính sách thuế khoá khác nhau hết sức ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi đối với vốn nước ngoài, thậm chí là đã đảm bảo thanh toán cho các khoản vay vốn nước ngoài và thực hiện bảo hộ, chống lại hàng nhập khẩu. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã giành rất nhiều ưu đãi cho các Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Tuy nhiên, điều khác biệt ở đây là khi giành cho Tập đoàn những ưu đãi này, Việt Nam đã không bắt buộc một kết quả cụ thể cho các Tập đoàn như Hàn Quốc. Chính vì thế, Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam không phải chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ những ưu đãi này. Lãi thì Tập đoàn được hưởng còn lỗ thì đã có Nhà nước lo.

Thứ ba, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nhưng phải phù hợp với khả năng và tạo được mối quan hệ giữa các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Trong thời kỳ đầu khi các Chaebol mới phát triển, các Tập đoàn này thường tiến hành đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực không có hoặc có rất ít mối liên hệ với nhau khi những Tập đoàn này chủ trương thâm nhập vào bất kỳ ngành nào có cơ hội kinh doanh tốt. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, các Chaebol đã hướng trọng tâm vào việc đa dạng hoá trong những lĩnh vực có mối liên hệ về mặt hoạt động thông qua việc mở rộng phạm vi kinh doanh trong những công ty con then chốt ở một số ngành khác nhau. Việc đa dạng hoá kinh doanh trong những ngành có liên quan đã tạo cơ hội thực hiện các giao dịch trong nội bộ Tập đoàn, tạo điều kiện này sinh hành vi trục lợi nhằm đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông có quyền kiểm soát Tập đoàn kinh tế. Mô hình Keiretsu của Nhật Bản cũng chủ trương gia tăng sức mạnh của Tập đoàn bằng cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong Tập đoàn; tạo doanh thu từ những giao dịch nội bộ giữa các công ty thành viên.

Thứ tư, đảm bảo vấn đề cấp tín dụng hoặc tính thanh khoản cho các công ty thành viên bằng cách sở hữu một định chế tài chính mà thường là một ngân hàng Đây là một trong những đặc trưng quan trọng, làm nên thành công của Keiretsu. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế hiện nay, đặc biệt là với chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam, điều này khó có thể xảy ra khi mà các Tập đoàn đều bị hạn chế trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng. Tốt nhất là thiết lập mối quan hệ mật thiết với ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và tính thanh khoản cho Tập đoàn chứ không phải bằng hình thức sở hữu ngân hàng.

Thứ năm, phát triển và ứng dụng công nghệ mới với sự phối hợp và hỗ trợ giữa các thành viên Keiretsu của Nhật Bản đã tạo ra những bước phát triển đột phá về công nghệ bằng cách tạo ra sự phối hợp nghiên cứu và hỗ trợ chéo trong hệ thống, tạo thuận lợi cho công nghệ mới phát triển nhanh và rộng giữa các nhánh công nghiệp. Kinh nghiệm này có thể giúp các Tập đoàn Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề về công nghệ trong tình hình thiếu vốn để nghiên cứu và triển khai công nghệ mới như hiện nay.

Thứ sáu, có chủ trương luân chuyển cán bộ, nhân viên giỏi giữa các công ty thành viên

Việc làm tại Nhật Bản và những vấn đề liên quan?

Nhật bản – Một đất nước xinh đẹp với hệ thống an ninh hàng đầu thế giới và hệ thống giáo dục khoa học, hiện đại, Nhật Bản là niềm mơ ước của nhiều du học sinh cũng như các kỹ sư với mong muốn được học tập và  làm việc tại Nhật Bản. Thế nhưng, để đạt được ước mơ này, bạn phải trải qua những khó khăn và trình tự tìm việc khi mới bắt đầu một cách khắc nghiệt. 

Bạn cần phải chuẩn bị tiếng Nhật thật tốt cho buổi phỏng vấn. Hơn nữa, tìm ra được “những việc bản thân có thể làm cho công ty” chính là lợi thế khi bạn phỏng vấn vào bất kì một công ty nào. 

Cần phải tuân thủ đúng trình tự tìm việc tại Nhật để tránh lãng phí thời gian.

Nhân viên Việt Nam hay ngủ trưa trong giờ nghỉ trưa: đây là một tập quán của người Việt Nam, nhưng người Nhật luôn quan niệm rằng nếu bạn đang ngủ trưa mà có một cuộc gọi quan trọng thì sẽ như thế nào? Việc xử lý không kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc của công ty.

Như vậy, để bắt đầu một công việc tại Nhật bạn không chỉ tìm hiểu văn hóa đất nước mà còn chuẩn bị thật kỹ càng những quy tắc, quy định tại công ty để có thể thích ứng kịp thời. Ghé vào trang web: www.tbsvn.com.vn để cập nhập những việc làm mới đang được tuyển dụng tại Nhật nhé!

.