Xuất khẩu giáo dục của Malaysia

Năm 1997, 38.000 sinh viên Malaysia đi du học các nước. Lúc này

Malaysia là nước nhập khẩu giáo dục. Nếu tính trung bình chi phí 15.000 USD/ năm/ SV, thì Malaysia hàng năm phải trả cho việc nhập khẩu giáo dục khoảng 600 triệu USD. Nhờ những nhận thức đúng đắn về vai trò kinh tế của giáo dục, mà năm 2004 đã có 42.000 sinh viên từ 150 quốc gia tới du học tại Malaysia.

Chỉ sau không quá 5 năm, Malaysia đã chuyển đổi từ nước nhập khẩu giáo dục trở thành nước xuất khẩu giáo dục, không những thu về gần 1 tỷ USD/ năm từ giáo dục mà lớn hơn nhiều là THƯƠNG HIỆU MALAYSIA đã thấm sâu vào tiềm thức hàng ngàn, hàng vạn SV từ hàng trăm quốc gia đã đến học tập ở Malaysia. Việt Nam đang là nước nhập khẩu giáo dục và xuất khẩu chủ yếu lao

động phổ thông, tay nghề thấp (ôsin, công nhân, v.v.). Theo Bộ LĐTB & XH và Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, 2001 – 2005 chúng ta xuất khẩu 295.331 lao động tay nghề thấp đến Malaysia, Đài loan, Hàn quốc. Tổng thu nhập là 1,6 tỷ USD. Nếu chia bình quân thì giá trị lao động rất thấp khoảng 120 USD/tháng/lao động. Có lẽ nhiều người chưa biết rằng, ở TPHCM, có trường dạy ngoại ngữ của nước ngoài có doanh số khoảng trên dưới 200 tỷ VNĐ; trường International School dạy từ cấp 1 đến cấp 3 có doanh số hàng năm khoảng 10 triệu USD, Trung tâm ngoại ngữ ILA của Anh, sau 5 năm đã thu hút 10.000 trẻ em tại TPHCM với học phí trung bình 200 USD/tháng/HS. Các nước xuất khẩu giáo dục tức xuất khẩu chất xám, nhưng thường họ rất thiếu lao động phổ thông. Giá trị xuất khẩu chất xám của một trí thức có thể thuê được hàng chục, thậm chí hàng trăm lao động phổ thông. Bài toán thật đơn giản nhưng không phải quốc gia nào cũng làm được. Còn ở nước ta, mọi người thường nói; “Người Việt Nam rất thông minh”. Vậy mà sau 30 năm (1975 – 2005) giáo dục Việt Nam ngày càng lùi xa các nước. Du học Thái lan, Malaysia đang là ước mơ của nhiều người Việt Nam. Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu giáo dục và xuất khẩu lao động phổ thông (ôsin, công nhân¼). Với thực trạng giáo dục của nước ta hiện nay, bao giờ Việt Nam trở thành nước xuất khẩu giáo dục?