Tuyển sinh cao học năm 2018 và những vấn đề bất cập
Tuyển sinh cao học năm 2018 có những bất cập như: số lượng người học cao học quá nhiều so với nhu cầu của nền kinh tế (Cầu nhiều hơn cung), phải thay đổi cách tuyển sinh để đảm bảo cân bằng giữa nguồn cung và nguồn cầu.
Với vấn đề đưa ra chỉ tiêu hợp lý trong việc Tuyển sinh cao học chưa có một đơn vị đào tạo nào có thể dự đoán chính xác con số này. Hãy xem bài viết dưới đây để biết những vấn đề bất cập trong chương trình tuyển sinh cao học năm 2018 nhé!
Tuyển sinh cao học luôn mất thăng bằng giữa nguồn cầu và nguồn cung
ĐHQG TPHCM hiện đang đào tạo 105 ngành thạc sĩ (Th.S), 79 ngành tiến sĩ (TS), tại 6 trường ĐH thành viên và 1 viện (Viện Tài nguyên và Môi trường). Theo danh mục giáo dục đào tạo cấp IV, ĐHQG TPHCM đang đào tạo sau ĐH 14/23 lĩnh vực. Thống kê tại thời điểm 1-1-2017, quy mô đào tạo sau ĐH của ĐHQG TPHCM là 1.108 nghiên cứu sinh và 7.152 học viên cao học.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2012 đến nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi sau đại học (bao gồm Th.S và TS) ngày càng giảm. Từ hơn 10.000 thí sinh của năm 2012, đến năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh đăng ký dự thi, so với 3.683 chỉ tiêu. So sánh giữa thí sinh đăng ký với chỉ tiêu ở từng trường lại càng thấy rõ hơn sự đáng báo động này. Trường ĐH Bách khoa: năm 2012 có 57 thí sinh đăng ký so với 50 chỉ tiêu TS, nay chỉ còn 14/90; Th.S từ 3.464/1.550 chỉ tiêu ở năm 2012 thì nay còn chỉ còn 592/1.363.
Chỉ tiêu Tuyển sinh cao học của các trường, viện thành viên thuộc ĐHQG TPHCM có sự đi xuống rõ rệt. Trong đó, rõ nhất là đối với đào tạo Th.S. Năm 2012 tổng chỉ tiêu Th.S là 3.550, đến năm 2017 chỉ còn 3.320 (giảm 9,35%). Đây mới chỉ bề nổi, nếu so sánh giữa chỉ tiêu với trúng tuyển thực tế ở một số trường thì còn đáng lo hơn rất nhiều. Do năm 2017 chưa có số liệu trúng tuyển đợt 2 nên chúng tôi dẫn chứng số liệu năm 2016 để thấy rõ hơn. Ở trình độ TS, từ năm 2013 trở đi không năm nào tuyển đủ chỉ tiêu: năm 2014 là 227 thí sinh trúng tuyển/270 chỉ tiêu; 2015 là 239/300; 2016 là 263/338. Trình độ Th.S lại càng lao dốc nhiều hơn: năm 2014 có 2.997/3.211; năm 2015 là 2.479/3.388; năm 2016 là 2.375/3.262.
>>>Bạn đọc tìm hiểu bài viết: Vì sao tuyển sinh cao học ngày càng thu hút ứng viên?
Nhìn lại chiến lược của ĐHQG TPHCM giai đoạn 2016-2020, trong đó mục tiêu là hướng đến một hệ thống ĐH tốp đầu châu Á, đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước, tạo những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng, phát triển thành ĐH nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao… Tuy nhiên, với thực tế tuyển sinh, đào tạo sau đại học sụt giảm về lượng như hiện nay, rõ ràng đây là vấn đề nghiêm trọng cần phải có hướng giải quyết cấp bách.
Phải thay đổi chương trình Tuyển sinh cao học năm nay
Nhìn thẳng vào vấn đề, Ban ĐH và sau ĐH của ĐHQG TPHCM đã thừa nhận: Trong những năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh cao học, nhất là trình độ Th.S, có xu hướng sụt giảm mạnh. Trước thực trạng này, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, việc nghiên cứu đổi mới phương thức tuyển sinh sau ĐH theo xu thế chung của thế giới được ĐHQG và các trường thành viên coi là khâu tất yếu.
Một số phương thức tuyển sinh sau ĐH
>>>>Tham khảo thêm: Nhiều trường báo động về tuyển sinh cao học 2018
- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: áp dụng xét tuyển đầu vào Th.S cho các chương trình Th.S nghiên cứu từ 2016
- Trường ĐH Việt – Pháp, Trường ĐH Việt – Nhật, Trường ĐH Quốc tế RMIT: xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn
- Đông Nam Á: đa số các ĐH lớn của Singapore, Malaysia, Phillipines, Thái Lan… xét tuyển hồ sơ qua đăng ký trực tuyến trên website
- Khu vực châu Âu: các trường ĐH của Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch… không yêu cầu thi mà xét tuyển dựa trên hồ sơ
Hiện nay, cả nước có 140 cơ sở đào tạo trình độ TS và gần 180 cơ sở đào tạo trình độ Th.S, với quy mô đào tạo 13.500 nghiên cứu sinh và 105.000 học viên cao học. Trong những năm gần đây, rất nhiều cơ sở đào tạo được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh Th.S, TS. Cùng với đó, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài cũng tăng đáng kể: hiện có đến 246 ngành liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH, trong đó khu vực phía Nam có 67 ngành đào tạo sau ĐH.
Lãnh đạo một trường thành viên của ĐHQG TPHCM chia sẻ: Chúng tôi không đổ lỗi cho ai, nhưng có một thực tế nhạy cảm, đó là rất nhiều chương trình đào tạo sau ĐH ở nhiều cơ sở ĐH đã và đang “dễ” hơn so với ĐHQG TPHCM, từ quá trình đào tạo đến ngoại ngữ… Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng quy chế tuyển sinh sau ĐH của ĐHQG TPHCM cũng phải thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Và dù cách nào đi nữa, chất lượng đào tạo cao học vẫn không được dễ dãi.
Để giải bài toán trên, Ban ĐH và sau ĐH của ĐHQG TPHCM đã đề xuất cải tiến công tác tuyển sinh cao học năm 2018 như sau: Sử dụng phương thức xét tuyển hồ sơ, kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Xây dựng trình độ ngoại ngữ trong đào tạo sau ĐH theo hướng linh động, phù hợp với từng đối tượng.
Trước mắt, ĐHQG TPHCM mở rộng đối tượng tuyển sinh cao học và tăng tỷ lệ xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp ĐH các chương trình chất lượng cao, các chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế hoặc khu vực (có điểm tốt nghiệp trung bình tích lũy từ 7/10 điểm), người tốt nghiệp chương trình tiên tiến (có điểm trung bình tích lũy từ 7,5/10 điểm), tốt nghiệp chính quy, văn bằng 2 loại giỏi (điểm trung bình tích lũy 8/10).
Như vậy, với những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về chương trình Tuyển sinh cao học năm nay, để từ đó bạn có thể định hướng cụ thể về dự định học cao học của mình
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm thông tin tuyển sinh tại link: https://bit.ly/2FN1lYX
Tuyển sinh cao học năm 2018 có những bất cập như: số lượng người học cao học quá nhiều so với nhu cầu của nền kinh tế (Cầu nhiều hơn cung), phải thay đổi cách tuyển sinh để đảm bảo cân bằng giữa nguồn cung và nguồn cầu.
Với vấn đề đưa ra chỉ tiêu hợp lý trong việc Tuyển sinh cao học chưa có một đơn vị đào tạo nào có thể dự đoán chính xác con số này. Hãy xem bài viết dưới đây để biết những vấn đề bất cập trong chương trình tuyển sinh cao học năm 2018 nhé!
Tuyển sinh cao học luôn mất thăng bằng giữa nguồn cầu và nguồn cung
ĐHQG TPHCM hiện đang đào tạo 105 ngành thạc sĩ (Th.S), 79 ngành tiến sĩ (TS), tại 6 trường ĐH thành viên và 1 viện (Viện Tài nguyên và Môi trường). Theo danh mục giáo dục đào tạo cấp IV, ĐHQG TPHCM đang đào tạo sau ĐH 14/23 lĩnh vực. Thống kê tại thời điểm 1-1-2017, quy mô đào tạo sau ĐH của ĐHQG TPHCM là 1.108 nghiên cứu sinh và 7.152 học viên cao học.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2012 đến nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi sau đại học (bao gồm Th.S và TS) ngày càng giảm. Từ hơn 10.000 thí sinh của năm 2012, đến năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh đăng ký dự thi, so với 3.683 chỉ tiêu. So sánh giữa thí sinh đăng ký với chỉ tiêu ở từng trường lại càng thấy rõ hơn sự đáng báo động này. Trường ĐH Bách khoa: năm 2012 có 57 thí sinh đăng ký so với 50 chỉ tiêu TS, nay chỉ còn 14/90; Th.S từ 3.464/1.550 chỉ tiêu ở năm 2012 thì nay còn chỉ còn 592/1.363.
Chỉ tiêu Tuyển sinh cao học của các trường, viện thành viên thuộc ĐHQG TPHCM có sự đi xuống rõ rệt. Trong đó, rõ nhất là đối với đào tạo Th.S. Năm 2012 tổng chỉ tiêu Th.S là 3.550, đến năm 2017 chỉ còn 3.320 (giảm 9,35%). Đây mới chỉ bề nổi, nếu so sánh giữa chỉ tiêu với trúng tuyển thực tế ở một số trường thì còn đáng lo hơn rất nhiều. Do năm 2017 chưa có số liệu trúng tuyển đợt 2 nên chúng tôi dẫn chứng số liệu năm 2016 để thấy rõ hơn. Ở trình độ TS, từ năm 2013 trở đi không năm nào tuyển đủ chỉ tiêu: năm 2014 là 227 thí sinh trúng tuyển/270 chỉ tiêu; 2015 là 239/300; 2016 là 263/338. Trình độ Th.S lại càng lao dốc nhiều hơn: năm 2014 có 2.997/3.211; năm 2015 là 2.479/3.388; năm 2016 là 2.375/3.262.
>>>Bạn đọc tìm hiểu bài viết: Vì sao tuyển sinh cao học ngày càng thu hút ứng viên?
Nhìn lại chiến lược của ĐHQG TPHCM giai đoạn 2016-2020, trong đó mục tiêu là hướng đến một hệ thống ĐH tốp đầu châu Á, đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước, tạo những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng, phát triển thành ĐH nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao… Tuy nhiên, với thực tế tuyển sinh, đào tạo sau đại học sụt giảm về lượng như hiện nay, rõ ràng đây là vấn đề nghiêm trọng cần phải có hướng giải quyết cấp bách.
Phải thay đổi chương trình Tuyển sinh cao học năm nay
Nhìn thẳng vào vấn đề, Ban ĐH và sau ĐH của ĐHQG TPHCM đã thừa nhận: Trong những năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh cao học, nhất là trình độ Th.S, có xu hướng sụt giảm mạnh. Trước thực trạng này, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, việc nghiên cứu đổi mới phương thức tuyển sinh sau ĐH theo xu thế chung của thế giới được ĐHQG và các trường thành viên coi là khâu tất yếu.
Một số phương thức tuyển sinh sau ĐH
>>>>Tham khảo thêm: Nhiều trường báo động về tuyển sinh cao học 2018
- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: áp dụng xét tuyển đầu vào Th.S cho các chương trình Th.S nghiên cứu từ 2016
- Trường ĐH Việt – Pháp, Trường ĐH Việt – Nhật, Trường ĐH Quốc tế RMIT: xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn
- Đông Nam Á: đa số các ĐH lớn của Singapore, Malaysia, Phillipines, Thái Lan… xét tuyển hồ sơ qua đăng ký trực tuyến trên website
- Khu vực châu Âu: các trường ĐH của Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch… không yêu cầu thi mà xét tuyển dựa trên hồ sơ
Hiện nay, cả nước có 140 cơ sở đào tạo trình độ TS và gần 180 cơ sở đào tạo trình độ Th.S, với quy mô đào tạo 13.500 nghiên cứu sinh và 105.000 học viên cao học. Trong những năm gần đây, rất nhiều cơ sở đào tạo được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh Th.S, TS. Cùng với đó, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài cũng tăng đáng kể: hiện có đến 246 ngành liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH, trong đó khu vực phía Nam có 67 ngành đào tạo sau ĐH.
Lãnh đạo một trường thành viên của ĐHQG TPHCM chia sẻ: Chúng tôi không đổ lỗi cho ai, nhưng có một thực tế nhạy cảm, đó là rất nhiều chương trình đào tạo sau ĐH ở nhiều cơ sở ĐH đã và đang “dễ” hơn so với ĐHQG TPHCM, từ quá trình đào tạo đến ngoại ngữ… Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng quy chế tuyển sinh sau ĐH của ĐHQG TPHCM cũng phải thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Và dù cách nào đi nữa, chất lượng đào tạo cao học vẫn không được dễ dãi.
Để giải bài toán trên, Ban ĐH và sau ĐH của ĐHQG TPHCM đã đề xuất cải tiến công tác tuyển sinh cao học năm 2018 như sau: Sử dụng phương thức xét tuyển hồ sơ, kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Xây dựng trình độ ngoại ngữ trong đào tạo sau ĐH theo hướng linh động, phù hợp với từng đối tượng.
Trước mắt, ĐHQG TPHCM mở rộng đối tượng tuyển sinh cao học và tăng tỷ lệ xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp ĐH các chương trình chất lượng cao, các chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế hoặc khu vực (có điểm tốt nghiệp trung bình tích lũy từ 7/10 điểm), người tốt nghiệp chương trình tiên tiến (có điểm trung bình tích lũy từ 7,5/10 điểm), tốt nghiệp chính quy, văn bằng 2 loại giỏi (điểm trung bình tích lũy 8/10).
Như vậy, với những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về chương trình Tuyển sinh cao học năm nay, để từ đó bạn có thể định hướng cụ thể về dự định học cao học của mình
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm thông tin tuyển sinh tại link: https://bit.ly/2FN1lYX