Tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ

 

Cũng với thị trường EU và Nhật Bản, Mỹ là một trong ba thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới. Doanh thu bán lẻ hàng may mặc trên thị trường Mỹ năm 2003 đã tăng 1,9% so với năm 2002, đạt 115, 5 tỷ USD và dự báo sẽ tăng khoảng 2,1%/năm trong giai đoạn 2004-2008, lên 121, 2 tỷ USD.

Mặc dù mức tăng tiêu thụ ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi xu hướng suy giảm thu nhập, nhưng giá sản phẩm dệt may cũng có xu hướng giảm do nhiều nhà sản xuất Mỹ đã chuyển cở sở sản xuất ra nước ngoài, để giảm chi phí cũng như do tỷ trọng hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp gia tăng. Các sản phẩm mang nhãn mác riêng của nhà sản xuất cũng như các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Mỹ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu dùng hàng may mặc tại Mỹ như: Sự tăng trưởng kinh tế trong nước, hệ thống bán lẻ, cơ cấu dân số, khuynh hướng thời trang, sự thay đổi thói quen làm việc…

Hiện nay, thanh thiếu niên đang trở thành lực lượng tiêu thụ quan trọng ở Mỹ do họ có thu nhập cao hơn và tỷ lệ dành cho mua sắm rất lớn. Họ chú trọng tới thời trang, nhãn hiệu hàng hoá, đây là một tín hiệu tốt cho các công ty tiếp thị thương hiệu

Người tiêu dùng Mỹ hiện nay có khuynh hướng mặc quần áo theo phong cách tự do như: áo thể thao, áo thun, sơ mi ngắn tay..họ không thích loại quần áo cổ điển.

Sự phân hoá nhu cầu thành những phân đoạn thị trường đặc trưng là tín hiệu cho phép các nhà sản xuất tập trung phát huy ưu thế trong từng phân đoạn thị trường mục tiêu.

Một xu hướng đang làm thay đổi nhu cầu về hàng may mặc là người tiêu dùng có ít thời gian đến cửa hàng hơn trước, vì vậy việc mua sắm từ nhà qua ti vi, video, catalogue, đặc biệt là qua internet .ngày càng gia tăng.