Sử dụng đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy nhân viên bán hàng trong công việc

Mỗi nhân viên khi đặt chân vào làm việc cho một doanh nghiệp đều có một hay nhiều nhu cầu riêng của mình. Ngặt một nỗi, những nhu cầu này không dừng lại, mà có khuynh hướng ngày càng thay đổi theo thời gian. Nếu vì quá bận rộn với công việc quản lý mục tiêu của bộ phận hay của doanh nghiệp, mà quên để mắt hay không cập nhật liên tục những yếu tố hết sức "nhân bản" này, thì đến một lúc nào đó nhân viên cũng đành nói lời chia tay với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tạo những chương trình khuyến khích cho nhân viên có động lực trong công việc. – Động lực tài chính: Dĩ nhiên, nếu công ty trả lương cao, nhân viên sẽ làm việc tốt. Khi công ty thưởng thêm cho nhân viên vì thành quả đã đạt được, họ sẽ rất vui (trừ khi họ mong nhận được số tiền thưởng lớn hơn). Nói chung, nhân viên sẽ làm với năng suất cao hơn khi được công ty tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, nhiều kết quả khảo sát cho thấy sự hài lòng này không kéo dài. Trong vòng sáu tháng, các cá nhân sẽ quen với số tiền được thưởng thêm và nó không còn tạo ra tác động như trong tuần hay tháng đầu tiên họ được nhận. Lý do là vì tiền không thể liên tục thúc đẩy con người.

– Mối quan hệ với đồng nghiệp: Khi tiền lương đủ đáp ứng nhu cầu vật chất sinh hoạt hàng ngày, thì người ta thường đòi hỏi những nhu cầu tinh thần khác, đó là được giao tiếp thân thiện với đồng nghiệp. Có không ít nhân viên "gạo cội" của các công ty lớn sau một thời gian "lăn lộn" ở những công ty lớn – nơi mà đồng nghiệp ít có thời gian quan tâm đến nhau vì quá đông – nay lại thích về làm việc tại những công ty nhỏ – nơi mà mọi người có thể chia sẻ với nhau những nỗi vui, buồn trong hoặc ngoài công việc. Nếu nhà quản lý chủ động hoặc khuyến khích cho nhân viên tạo được bầu không khí làm việc thân thiện trong công ty, chẳng hạn có món quà bất ngờ trong ngày sinh nhật nhân viên, thỉnh thoảng tổ chức đi chơi dã ngoại… thỡ đõy cũng là giải pháp đem lại hiệu quả không ngờ.

– Sự công nhận của cấp trên: Tâm lý con người thường thích "cho và nhận", từ trẻ nhỏ đến người già. Trong doanh nghiệp cũng vậy, nhân viên nào mà chẳng thích được "sếp" khen trước tập thể về thành tích công việc của mình! Bạn thử tưởng tượng, nhân viên làm tốt thì bạn chẳng núi gỡ, làm sai thì từ trên xuống dưới ai nấy đều biết, vậy thử hỏi ai còn hứng thú để cống hiến làm việc hết mình vì bạn nữa chứ? Nói thế không có nghĩa khen nhân viên là xong, bạn nên thể hiện sự công nhận đó bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo mong muốn của nhân viên: có nhân viờn thỡ thớch được sếp tăng lương, nhưng có người lại thích được giao công việc thử thách hơn, hoặc giao quyền nhiều hơn, v.v..

– Cơ hội thăng tiến: Một nhân viên giỏi thường có tinh thần cầu tiến. Họ luôn khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp của mỡnh, vỡ họ quan niệm rằng: "không tiến ắt lùi". Nắm bắt nhu cầu này, bạn nên vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho họ, đồng thời lên chương trình đào tạo phù hợp đi kèm.

Cơ hội hàng hóa từ Nhật Bản

Tháng 11-2014 tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản đã tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Thúc đẩy công nghiệp sản xuất trong nước là mục tiêu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người luôn muốn xứ Phù Tang lấy lại hình ảnh của một cường quốc xuất khẩu. Hiện đang xuất hiện xu hướng các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất ở hải ngoại về nước. Tiến độ này được đẩy nhanh từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Công ty Murata, nhà sản xuất các bộ phận smartphone và điện tử, đã tăng khối lượng sản xuất ở nước ngoài lên đến 30% tính đến tháng 3-2014. Con số này tăng 16% so với 4 năm trước. Nhà sản xuất của Nhật Bản này tăng cường bán các sản phẩm cho nhà sản xuất smartphone Trung Quốc và họ không muốn mất đi các đối tác này. 

Và Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia nhận hàng nhập khẩu từ Nhật Bản cao ở Đông Nam Á. Cùng với mối quan hệ Việt – Nhật tốt đẹp hơn 20 năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế và  
cơ hội việc làm tiếng Nhật
cũng được mở rộng. 

Nhiều thông tin việc làm tại Việt Nam và tại Nhật Bản đã được người lao động tìm thấy thông qua trang web:
www.tbsvn.com.vn

.