Những đặc trưng của VHDN Nhật Bản

Do hoàn cảnh lịch sử của Nhật Bản và những tác động của tình hình kinh tế, chính trị – xã hội đã tạo ra cho VHDN Nhật Bản những nét đặc trưng riêng, phân biệt với VHDN của các quốc gia khác. VHDN Nhật Bản có 4 đặc trưng chủ yếu nhất được coi là những nhân tố làm nên sự thần kỳ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đó là: Quản lý theo chủ nghĩa tập thể, chế độ tuyển dụng suốt đời, chế độ đãi ngộ theo thâm niên công tác và tổ chức công hội. Bên cạnh các giá trị chủ yếu đó, VHDN Nhật Bản ngày nay còn được biết đến với đặc trưng về tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng đã góp phần đáng kể vào sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản ngày nay.

1. Quản lý theo chủ nghĩa tập thể Phương thức quản lý lấy chữ "hòa" làm tư tưởng chủ đạo trong xây dựng doanh nghiệp. Bản chất luân lý của Nhật Bản là hỗ trợ, nhường nhìn và vô tư. Mỗi người đều phải đặt "hòa" của tập thể ở vị trí thứ nhất, trong tập thể đó dung hợp chủ trương của cá nhân và lợi ích của cá nhân. Tập thể có thể từ một gia đình mở rộng tới thôn trang, sau đó mở rộng tới quy mô doanh nghiệp và thậm chí là phạm vi một quốc gia. Mỗi cá nhân phải duy trì tuyệt đối với các cấp của tập thể. Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng doanh nghiệp là người và người lại là chủ thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhật Bản chủ trương, doanh nghiệp là cộng đồng có tổ chức bầu lợi ích cho đời sống, mỗi thành viên của nội bộ phải cùng tham gia với doanh nghiệp về các quyết sách kinh doanh. Trên thực tế, kinh doanh là từ trên cơ sở "kinh doanh theo chủ nghĩa dân tộc" mà tiến hóa nên. Nhưng không theo chủ nghĩa tập thể đã lược bỏ đi bộ phận không hợp lý trong kinh doanh theo chủ nghĩa dân tộc, chỉ bảo lưu cái cốt lõi hợp lý của nó. Kinh doanh theo chủ nghĩa tập thể dùng "quản lý tình cảm" với thống nhất và hòa hữu thay cho "quản lý hợp đồng" kiểu Mỹ, làm cơ sở cho mối liên hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Kinh doanh theo chủ nghĩa tập thể biểu hiện ở việc toàn thể mọi nhân viên đều tham gia quản lý. Ví dụ quyết sách tập thể, quản lý chất lượng toàn diện… Trong phương thức ấy mọi quyết sách trọng đại đều cần có các nhân viên hữu quan của các tầng thảo luận đầy đủ sau đó lãnh đạo cấp cao đưa ra quyết định cuối cùng, bởi từ dưới lên trên các tầng lớp cùng suy nghĩ, sẽ có nhiều ý kiến sáng tạo, lợi ích tìm ra càng nhiều, càng rộng.