Mục tiêu của chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm xây dựng nguồn nhân lực

* GDP tăng bình quân hàng năm tối thiểu 7% trong 5 năm 2001- 2005, đến năm 2010 ít nhất gấp đôi năm 2000(bình quân hàng năm trong 10 năm tăng 7, 2%). Phát triển được một bước quan trọng tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất-kỹ thuật. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế;bảo đảm được nhu cầu thiết yếu cho tiêu dùng, một phần đáng kể cho sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Ôn định kinh tế vĩ mô;cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh, tăng được dự trữ ngoại tệ;kiểm soát được bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế năm 2005 đạt 27%GDP, năm 2010 đạt trên 30%. Xuất khẩu trong 5 năm 2001-2005 tăng bình quân hàng năm 13- 15%, tính chung 10 năm tăng gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 61, 3% hiện nay giảm xuống 56-57% năm 2005 và còn khoảng 50% năm 2010. Tỷ lệ dân cư đô thị năm 2005 khoảng 27- 28%, năm 2010 là 32-33%(hiện nay24%).

* Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người(HDI)của nước ta trong so sánh quốc tế. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong một xã hội an toàn, lành mạnh với môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện. Tốc độ tăng dân số năm2005 giảm xuống còn1, 23%, năm 2010 còn 1,1-1,2%. Tuổi thọ trung bình năm 2005 tăng lên 70 tuổi năm 2010 đạt 71 tuổi. Đến năm 2005, không còn hộ đói, số hộ nghèo theo tiêu chuẩn hiện nay giảm xuống còn 5% và đến 2010 về cơ bản không còn loại hộ này. Trong 5 năm 2001-2005, giải quyết việc làm cho 7-7, 5 triệu lao động;đến năm2010, giải quyết cơ bản vấn đề việc làm ở cả thành thị và nông thôn. Hoàn thành cải cách cơ bản chế độ tiền lương. Trẻ em đến tuổi học tiểu học đều được đến trường;đến 2005, 80% trẻ em trong độ tuổi được đi học trung học cơ sở;đến năm 2010 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước;tỷ lệ lao động được đào tạo năm 2005 đạt 30%, năm 2010 khoảng 40%. Người có bệnh đều được chữa trị;tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 35-36% hiện nay giảm xuống 20- 25% năm 2005, 15-20% năm 2010.