Giải pháp vi mô nâng cao tính tực cực của VHDN Nhật Bản áp dụng ở Việt Nam
1.1. Xây dựng nền tảng văn hóa tinh thần của xã hội Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển thì VHDN phải phù hợp với trình độ của văn hóa truyền thống, VHKD. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Nhà nước chăm lo cho sự phát triển chung của văn hóa đất nước, đẩy mạnh những yếu tố tích cực chính là tạo điều kiện thuận lợi cho VHDN phát triển. Bởi văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương,… biến thành nguồn nội sinh quan trọng nhất của phát triển. Nền tảng văn hóa ấy phải khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giàu cho mình và cho đất nước. Xoá bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kị doanh nhân. Xoá bỏ tâm lý ỷ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng xuất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tôn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng rỡ thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.
1.2. Nâng tầm những khẩu hiệu trở thành triết lý kinh doanh chung Từ bao đời nay, người Việt Nam vẫn có truyền thống sử dụng những khẩu hiệu trong cả sản xuất kinh doanh và thực tiễn chiến đấu để nêu cao tinh thần, thúc đẩy sự tham gia của mỗi cá nhân trong mục tiêu chung, đi sâu vào lòng người, gợi lên trong mỗi con người lòng tự tôn dân tộc, không tự bằng lòng với những gì đang có, biết vươn lên với mục đích cao đẹp là hướng tới sự hạnh phúc của cá nhân, gia đình và góp phần vào sự phát triển đất nước. Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp, những khẩu hiệu đã góp một phần không nhỏ vào việc động viên những thanh niên anh dũng ra trận, những người vợ, người mẹ đảm đang tay súng tay liềm. Trong giai đoạn 1950 – 1954, các khẩu hiệu như "Chiến đấu và xây dựng tương lai", "Toàn quân giết giặc lập công" được nêu cao, đã thôi thúc hàng loạt thế hệ thanh niên Việt Nam ra chiến trường, sản xuất với quyết tâm cao ở hậu phương, làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, phong trào "Ba sẵn sàng" đã phát triển sâu rộng trong cả nước, miền Bắc nêu cao quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần "Chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương".
1.3. Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp Đó là những tổ chức xã hội – nghề nghiệp nhằm khai thác mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thu hút tài trợ từ bên ngoài, để phát triển các hoạt động trợ giúp một cách trực tiếp, có hiệu quả thiết thực, khắc phục những yếu kém của doanh nghiệp. Các hiệp hội doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho hội viên (như cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo), cùng nhau thương thảo giải quyết những vấn đề cụ thể mà tong doanh nghiệp riêng lẻ không tự giải quyết được để bảo đảm lợi ích của mỗi ngành nghề, bảo đảm văn hoá doanh nghiệp, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường.