Categories: Giáo dục

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội dành cho trẻ mầm non là 1 trong 5 lĩnh vực đóng vai trò quan trọng đang được áp dụng dạy trong trường học mầm non. Qua các hoạt động khác nhau, giáo viên sẽ giúp trẻ ý thức được về bản thân, nhận biết cũng như thể hiện cảm xúc phù hợp với ngữ cảnh, chuẩn mực; phát triển hành vi và quy tắc ứng xử trong xã hội…

Tìm hiểu về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Giáo dục trong trường mầm non sẽ có 5 lĩnh vực giáo dục giúp cho trẻ phát triển toàn diện bao gồm:

  • Thể chất
  • Nhận thức
  • Thẩm mỹ
  • Tình cảm
  • Kỹ năng xã hội, ngôn ngữ

Trong đấy, lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội đang được thưc hiện mạnh mẽ tại các trường mầm non. Lĩnh vực này hợp với chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm mà các trường mầm non đã thực hiện trong suốt thời gian qua.

Giáo dục trong trường mầm non sẽ có 5 lĩnh vực

Lĩnh vực này có 2 nội dung chính gồm có:

Phát triển tình cảm: giúp cho trẻ ý thức được bản thân; nhận biết cũng như thể hiện tình cảm với mọi thứ xung quanh (con người, sự vật, hiện tượng);

Phát triển kỹ năng xã hội: giúp cho trẻ xây dựng hành vi cũng như quy tắc ứng xử trong gia đình, xã hội, trường lớp, trẻ sẽ có kỹ năng tự phục vụ….

Với việc học phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, trẻ sẽ vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được thầy cô dạy vào giải quyết các tình huống trong đời sống hằng ngày.

Nội dung của giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội được sử dụng xen kẽ trong mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mỗi ngày. Trong đấy, hoạt động tham gia chơi ngoài trời hỗ trợ cho trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng này. Bên cạnh đấy thì hoạt động ngoài trời cũng giúp cho trẻ tăng cường thêm những kỹ năng như: giao tiếp, ứng xử xã hội…

Nội dung của giáo dục PTTCKNXH

Đối với các nội dung, kỹ năng mà trẻ không được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày như: việc nhận biết hỏa hoạn, thoát hiểm; kỹ năng xử lý các tình huống khi đi lạc…) thì trường mầm non sẽ tổ chức thành hoạt động học.

Nguyên tắc giáo dục PTTCKNXH

  • Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội (PTTC-KNXH) cho trẻ được tích hợp ở mọi lĩnh vực giáo dục tại chương trình giáo dục mầm non
  • Nội dung giáo dục PTTC-KNXH phải hợp với đặc điểm ở mỗi lứa tuổi.
  • Giáo dục PTTC-KNXH cần được áp dụng thường xuyên, ở mọi thời điểm trong chế độ sinh hoạt mỗi ngày của trẻ tại trường mầm non.
  • Giáo dục PTTC-KNXH cần tăng cường cho trẻ tham gia những trải nghiệm, thực hành gắn cùng với cuộc sống thực tế của trẻ.
  • Trẻ phải được sống & giáo dục trong môi trường thân thiện, lành mạnh, ở đấy mỗi trẻ được yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, đối xử một cách công bằng và phát huy những tiềm năng có trong mỗi bé.
  • Người lớn cần làm gương trong mỗi lần thể hiện tình cảm, cảm xúc, các hành vi giao tiếp, ứng xử ở trong cuộc sống.

Nguyên tắc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội

Xây dựng kế hoạch trong giáo dục mầm non

Giáo dục PTTC-KNXH được áp dụng trong tất cả mọi thời điểm trong ngày linh hoạt, tuy nhiên giáo viên vẫn có thể dự kiến trước 1 vài nội dung đưa vào giáo án của mình để chủ động được trong suốt quá trình thực hiện. Tất nhiên kế hoạch này vẫn là dự kiến, giáo viên có thể lựa chọn hoạt động phù hợp với mỗi hoàn cảnh, tình huống thực tế tại lớp mình.

Những điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động PTTC-KNXH:

  • Bằng các trải nghiệm thực tế, giáo viên chọn nội dung giáo dục PTTC-KNXH vào kế hoạch chủ đề  mỗi tháng.
  • Lựa chọn nội dung PTTC-KNXH thiết thực, hợp với khả năng và nhu cầu của mỗi trẻ để đưa vào kế hoạch giáo dục.

Xây dựng kế hoạch trong giáo dục

  • Tổ chức nhiều hoạt động PTTC-KNXH để tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động tích cực, được thể hiện bản thân, trải nghiệm các kỹ năng sống cần thiết.
  • Các phương tiện, dụng cụ hợp với nội dung dạy, và mục đích của hoạt động. Nên dùng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương, vật liệu tái sử dụng,.. các vật liệu trẻ có thể thoải mái sáng tạo và tự làm ra sản phẩm để chơi, để học.

Lời kết

Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cần được thực hiện, kết hợp xen kẽ trong tất cả mọi thời điểm trong ngày như chế độ sinh hoạt, tình huống thực tế mỗi ngày, qua vui chơi, học tập, tham quan, lao động vừa sức…Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cũng có thể tiến hành qua những hoạt động học/ giờ học chuyên biệt.

 

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Vì sao cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt nhất là tuyển dụng đúng người thay vì chỉ tìm người giỏi nhất?

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả không chỉ dựa trên xây dựng những giá trị cốt lõi…

3 weeks ago
  • Giáo dục

Những tiêu chí quan trọng trong đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi…

2 months ago

Những điều cần biết khi tìm hiểu học phí các trường mầm non tại TPHCM

Khi chọn trường mầm non cho con, một trong những yếu tố quan trọng mà các bậc phụ huynh cần…

2 months ago
  • Giáo dục

3 Cách đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập

Bài viết này đề cập tới ba phương pháp đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập, giúp…

2 months ago
  • Giáo dục

Văn hóa doanh nghiệp có tác động gì đến nhân sự và tuyển dụng?

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên mà còn là…

2 months ago
  • Giáo dục

Lý do học phí các trường mầm non tại TPHCM khác nhau

Học phí các trường mầm non tại TPHCM thường có sự khác biệt đáng kể, phản ánh các yếu tố…

2 months ago