Categories: Giáo dục

VAS chia sẻ các trò chơi kích thích trí não cho trẻ mầm non

Cách phát triển trí não bằng những trò chơi đã được nhiều mẹ áo dụng cho con mình và mang lại hiệu quả bất ngờ không những bé có những phút giây thoải mái vui vẻ mà còn hình thành khả năng tư duy tốt nhất. VAS sẽ chia sẻ một vài mẹo lựa chọn trò chơi phù hợp cho các bé nhà mình nhé!

1. Trò chơi xếp hình tháp và lâu đài

Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bé là phương pháp đơn giản nhất và giúp bé tự sáng tạo ra những lâu đài riêng biệt của mình. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng cầm nắm, củng cố tay và các ngón tay cho trẻ. Trò chơi này khiến đôi tay con linh hoạt hơn và sẽ giúp ích rất nhiều sau này khi trẻ học vi tính bậc tiểu học.

2. Trò chơi ghép hình

Đối với các bé 2 – 3 tuổi bạn hãy dùng tối đa là 20 miếng ghép để bé ghép thành những hình thù ngộ nghĩnh theo khả năng quan sát của mình. Trò chơi này giúp bé phát triển thị giác, đồng thời kích thích kỹ năng quan sát và vận động cho bé. Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tượng tượng của bé được tự do phát triển.

3. Trò chơi tìm đồ vật cất giấu

Bạn hãy giấu những món đồ chơi mà bé yêu thích như búp bê, xe hơi… nhưng cố tình để cho bé thấy bạn để chỗ nào. Sau đó hãy hỏi khéo bé những đồ bạn muốn và ngỏ ý muốn bé đi tìm giúp. Bé sẽ ngoan ngoãn và thích thú đi tìm cho bạn. Sau khi tìm xong, bạn hãy dành cho bé một lời khen để bé được khích lệ. Có thể tăng độ khó lên bằng cách cho bé tìm 2, 3 món đồ cùng một lúc. Trò chơi này không chỉ giúp bé tăng cường vận động mà còn tạo cho bé sự hứng khởi khi làm một việc gì đó.

4. Trò chơi phân biệt đồ vật khác nhau

Chuẩn bị 10 cái kẹo, 10 quả bóng nhựa nhỏ, 1 lọ đựng kẹo, 1 giỏ đựng bóng. Bỏ kẹo và bóng lẫn vào nhau. Sau đó bạn bỏ bóng và kẹo vào lọ và giỏ, rồi nói bé cùng làm theo sao cho bỏ đúng chỗ. Ban đầu có thể bé bỏ nhầm giữa kẹo và bóng, nhưng qua nhiều lần bé sẽ làm tốt hơn. Bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi.

Hoặc bạn cũng có thể để những đồ vật trước mặt bé, dạy cho bé biết từng tên đồ vật sau đó yêu cầu bé đưa cho mình đúng đồ vật đó. Nếu bé đưa không đúng đồ vật được yêu cầu hãy làm lại cho đến khi bé nhận biết được thì thôi.

>>>> Tìm hiểu thêm: Danh sách các trường mầm non quận Gò Vấp

 5. Trò chơi nhận biết màu sắc

Chọn những khối hình vuông, tròn, tam giác hoặc những quả bóng có màu sắc khác nhau, xếp chúng cạnh nhau. Sau đó nói bé đưa cho bạn những vật có màu sắc theo yêu cầu. Tương tự, bỏ tất cả các con vật, đồ vật vào một cái rổ, che kín rồi yêu cầu bé mở ra và tìm cho bạn những quả bóng màu xanh, quả cam màu vàng, chiếc xe màu đỏ, …

Bạn cũng có thể chuẩn bị một số hình khối nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu. Trò chơi này giúp bé nhận biết được các màu sắc cơ bản xung quanh mình và giúp bé tự giải quyết vấn đề tốt hơn.

6. Trò chơi nhận biết âm thanh

Dùng máy ghi âm nhỏ thu lại những âm thanh trong cuộc sống hàng ngày như tiếng còi xe, tiếng cười, tiếng khóc, tiếng chuông cửa, điện thoại reo, tiếng nước chảy, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng chó sủa… Sau đó bạn cho bé nghe lại và xem bé nhận ra bao nhiêu âm thanh. Bạn cần giải thích rõ những âm thanh bé chưa biết, sau đó cho bé nghe lại và nhắc lại âm thanh đó.

7. Trò chơi đuổi bắt thú bông

Các bé rất thích những con thú bông nhỏ nhắn, nhiều màu sắc biết chuyển động. Bạn hãy treo thật nhiều thú bông dễ thương trước mặt bé, gợi ý để bé dùng tay túm lấy chúng. Bé sẽ thích thú với trò chơi thử thách này. Đồng thời, bé sẽ tập trung quan sát các con thú bông, quan sát bạn lấy chúng như thế nào. Trò chơi này còn giúp bé luyện tập phản xạ của tay mắt rất tốt.

Trò chơi này vừa có thể giúp bé vừa học vừa chơi hình thành những khả năng thông minh ngay từ giai đoạn đầu. Chắc chắn bé yêu sau này sẽ thông minh vượt trội hơn những bạn cùng lứa tuổi.

8. Những lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ

– Lựa chọn đồ chơi theo lứa tuổi:

Bé dưới 4 tháng tuổi: Nên mua cho bé những đồ chơi có tác dụng phát triển thị giác, thính giác và các động tác của cơ bàn tay. Đó là những đồ chơi to, màu sắc sặc sỡ, có âm thanh phát ra.

Bé 5 – 10 tháng tuổi: Lúc này bé đã có thể giơ tay lên để cầm nắm nên có thể chọn cho bé những đồ chơi dễ cầm, phát quang, phát ra âm thanh và dễ lay động được.

Bé 11 – 18 tháng: Bé đã biết đi, nên mua cho con những đồ chơi phát ra âm thanh và có thể chuyển động được như xe tập đi, xe đẩy, xe kéo giành cho trẻ nhỏ… để giúp bé có hứng thú rèn luyện kỹ năng đi.

Bé 18 tháng – 3 tuổi: Thể lực và trí tuệ của bé đã phát triển hơn. Bé thích bắt chước và tập làm theo những động tác của người lớn. Tư duy của bé mang tính trực quan hình tượng. Vì thế, nên mua cho trẻ những đồ chơi có tính chất mô phỏng lại cuộc sống xã hội như: đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ…

Bé 4 – 5 tuổi: Bé đã lớn và không còn hứng thú với những đồ chơi có chi tiết đơn giản mà thích những thứ có khả năng cử động, chẳng hạn như búp bê phải cử động được chân tay, mắt hay thay được quần áo…

Bé 5 – 6 tuổi: Nên chọn mua những đồ chơi phát huy trí thông minh của bé như: đất sét, đồ chơi xếp hình, tranh động vật, trò chơi điện tử…

– Lựa chọn đồ chơi theo tính cách của bé:

Đối với những bé quá hiếu động: Nên chọn những đồ chơi ở trạng thái tĩnh để sửa thói quen quá hiếu động của bé. Những trò chơi như xếp hình, đất nặn… định hướng sự chú ý của bé vào tay và não để tháo, lắp ghép hình, dần dần sẽ khắc phục được thói quen hiếu động của trẻ.

Đối với những bé có tính nhút nhát, trầm ngâm: Nên chọn loại đồ chơi ở trạng thái động, ví dụ như: ô tô, máy bay, xe tăng… hoặc các loại đồ chơi cần phải chơi cùng người khác để giúp bé dần hoạt bát và nhanh nhẹn hơn.

Đối với những bé hấp tấp, vội vàng: Hãy lựa chọn những đồ chơi mang tính chế tác để sửa tính khí nóng vội cho bé. Một số đồ chơi tự tạo bằng giấy, gỗ, vải để bé tự tay làm sẽ luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, không nóng vội.

Lưu ý không phải cứ mua thật nhiều đồ chơi cho con từ đơn giản, thô sơ cho tới hiện đại là giúp trẻ thông minh. Việc làm này thật sự tai hại vì bố mẹ vô tình tạo cho con cái tính ỷ lại, cả thèm chống chán. Hãy cho trẻ 1-2 món đồ chơi và để trẻ có thời gian khám phá và dệt nên những câu chuyện “tưởng tượng” từ món đồ chơi đó. Chơi ít mà chất lượng còn hơn là chơi nhiều nhưng không thu hoạch được gì.

Nếu con được người thân tặng quá nhiều đồ chơi thì hãy chọn lọc và phân loại những món đồ chơi thông minh đó theo thể loại như: Đồ chơi khéo tay, đồ chơi phát triển trí não…và chia thành từng ngày. Hôm nay cho bé chơi những món đồ chơi này, ngày mai cho bé chơi những món đồ chơi khác.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ba mẹ chọn được những món đồ chơi phù hợp cho trẻ để thông qua các trò chơi con học được cách học mà chơi, chơi mà học. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác cho bé ngay tại đây nhé!

admin

Recent Posts

  • Giáo dục

Những tiêu chí quan trọng trong đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi…

4 weeks ago

Những điều cần biết khi tìm hiểu học phí các trường mầm non tại TPHCM

Khi chọn trường mầm non cho con, một trong những yếu tố quan trọng mà các bậc phụ huynh cần…

4 weeks ago
  • Giáo dục

3 Cách đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập

Bài viết này đề cập tới ba phương pháp đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập, giúp…

1 month ago
  • Giáo dục

Văn hóa doanh nghiệp có tác động gì đến nhân sự và tuyển dụng?

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên mà còn là…

1 month ago
  • Giáo dục

Lý do học phí các trường mầm non tại TPHCM khác nhau

Học phí các trường mầm non tại TPHCM thường có sự khác biệt đáng kể, phản ánh các yếu tố…

1 month ago
  • Giáo dục

Học phí trường quốc tế có thể trả góp không? tìm hiểu các chính sách hỗ trợ

Khi chọn lựa môi trường giáo dục cho con, nhiều bậc phụ huynh đang cân nhắc đến các trường quốc…

1 month ago