Trong thời gian qua, đặc biệt khi nước ta mở cửa hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá , thị trường lao động đã diễn ra sôi nổi, phong phú, đa dạng. Điều nầy thể hiện rõ nét qua thực trạng việc làm nước ta.
Tính đến năm 2008, Việt Nam có trên 46 triệu lao động. Mỗi năm, cả nước có thêm trên 50.000 doanh nghiệp (DN) được thành lập, tạo thêm khoảng 500.000 chỗ làm mới. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tập thể và cá thể phát triển mạnh với trên 3,3 triệu hộ kinh doanh cá thể, 17.535 hợp tác xã, 2.000 làng nghề, các khu công nghiệp mới,… cũng tạo thêm hàng trăm ngàn chỗ làm việc mới.
Riêng Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã tích lũy được trên 3.000 tỷ đồng và từ năm 2006 – 2008 đã hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho 900.000 lao động. Nhờ nguồn vốn này, nhiều dự án, mô hình về kinh tế trang trại, giúp nhau tạo việc làm được tiếp sức, nhiều làng nghề truyền thống được hỗ trợ hồi sinh và đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm, có thu nhập ổn định cho người lao động.
Có thể nói thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội đã góp phần hạ nhiệt sức ép về việc làm, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Theo Bộ LĐTB-XH, từ năm 2006 đến nay các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, quan tâm giải quyết việc làm trong nước đã góp phần tạo thêm 4,7 triệu chỗ làm việc mới cho người lao động, trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 90%.
Đặc biệt, với sự phát triển năng động, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn là điểm sáng thu hút, tạo nhiều việc làm cho người lao động nhất (chiếm trên 60% tổng số việc làm cả nước). Riêng năm 2008, tuy bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số người mất việc làm gia tăng nhưng việc làm ở khu vực phi chính thức lại tăng hơn, cả nước giải quyết việc làm cho 1,53 triệu lao động.
Về hoạt động xuất khẩu lao động, tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng năm 2008 VN cũng đưa được 85.000 lao động đi nước ngoài làm việc (chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong nước).
Bình quân mỗi năm lao động xuất khẩu gởi về nước khoảng 1,6-2 tỷ USD, trong đó nhiều địa phương nguồn ngoại tệ do lao động xuất khẩu gởi về cho gia đình gần bằng hoặc cao hơn nguồn thu ngân sách của cả tỉnh như Nghệ An: 690 tỷ đồng, Thanh Hóa: 650 tỷ đồng, Thái Bình, Phú Thọ: trên 600 tỷ đồng…Con số có ý nghĩa này tiếp tục cho thấy xuất khẩu lao động vẫn là một kênh xóa nghèo nhanh nhất, tạo thêm việc làm, thu nhập cao cho người lao động, nhất là lao động nông thôn.
Kể từ khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển kinh tế nhanh tạo ra cơ hội việc làm nhiều hơn nhưng thách thức về chất lượng lao động cũng gia tăng. Mặc dù, chất lượng lao động ở VN dần được cải thiện, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng lên gần 35% nhưng cơ cấu lao động, trình độ, kỹ năng chuyên sâu của phần đông lao động nước ta vẫn chưa thích ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.
Do độ vênh của cung – cầu ngày một lớn nên cơn sốt nhân lực cao cấp, lao động có trình độ cao, tay nghề, kỹ thuật vẫn làm đau đầu các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Trong khi có nhiều khu công nghiệp mở ra, nhiều DN đi vào hoạt động nhưng “đỏ mắt” tuyển không đủ lao động đã qua đào tạo, có trình độ quản lý, kỹ thuật. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ đầu tư nước ngoài vào VN và việc cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của nhiều DN trong nước.
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả không chỉ dựa trên xây dựng những giá trị cốt lõi…
Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi…
Khi chọn trường mầm non cho con, một trong những yếu tố quan trọng mà các bậc phụ huynh cần…
Bài viết này đề cập tới ba phương pháp đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập, giúp…
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên mà còn là…
Học phí các trường mầm non tại TPHCM thường có sự khác biệt đáng kể, phản ánh các yếu tố…