Năm 1955 Nhật Bản là thành viên chính thức của Hiệp hội chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Với việc lấy chính sách phát triển ngoại thương là tiền đề cho sự phát triển, nền kinh tế Nhật đã nhanh chóng phục hồi trong các năm 1945-1954, tăng trưởng cao từ năm 1955-1973, từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại song Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành công nghiệp logistics- ngành phụ trợ rất nhiều cho các hoạt động ngoại thương của Nhật cũng phát triển tương xứng và đạt trình độ cao trên thế giới. Nhật Bản luôn là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hàng đầu trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng qua các năm 2003- 2008, riêng năm 2009 nền kinh tế Nhật chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã sụt giảm tới 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập so với năm 2008.
Hoạt động ngoại thương phát triển thì khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng gia tăng tương xứng. Theo bảng thống kê các chỉ số phát triển khối lượng hàng hóa phân theo ngành vận tải của Nhật từ năm 1980-2008, thì tổng khối lượng hàng hóa nhìn chung tăng đều qua các năm. Trước năm 2000 tổng khối lượng hàng hóa <100%, sau năm 2000 tổng khối lượng hàng hóa tăng >100%. Khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước tăng mạnh qua các năm, nhưng đổi lại khối lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế có xu hướng giảm mạnh. Vận chuyển hàng hóa trong nước bằng ôtô và hàng không tăng mạnh, trong khi đó vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường thủy nội địa lại đang có xu hướng giảm xuống. Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải là chủ yếu đối với vận chuyển hàng hóa trong nội địa của Nhật (chiếm tới 90% khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước do xe tải có thể len loi vào tất cả các vùng địa hình của Nhật). Vận tải hàng hóa 35 quốc tế bằng đường biển và đường hàng không có xu hướng tăng, trong đó đường hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, vận chuyển hành khách quốc tế có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây. Đối với vận chuyển hàng hóa quốc tế thì vận chuyển bằng đường biển chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với vận tải hàng không (chiếm tới 70% lượng hàng hóa vận chuyển).(tham khảo phụ lục 1). Theo công bố của MLIT (2009) thì khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ và đường biển chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Nhật Bản: Vận tải đường bộ chiếm 57,1 % và vận tải đường biển chiếm 34,7 % trong tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển hàng năm. Với chính sách phát triển ngành ngoại thương đúng đắn, tích cực áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, là những tiền đề thuận lợi cho ngành logistics Nhật Bản phát triển và có nhiều khởi sắc. Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm logistics, quá trình phát triển logistics Nhật Bản gắn liền với quá trình phát triển của logistics trên thế giới. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ những thập niên 50-60, Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại vào loại hạng nhất trên thế giới. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Nhật Bản không chỉ đáp ứng được nhu cầu vận chuyển phân phối hàng hóa trong nước mà còn đang mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, đó là các công ty nổi tiếng như: Nippon Express, NYK, MOL….
Thị trường kinh doanh dịch vụ logistics Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua với hơn 60.000 doanh nghiệp tham gia chuyên môn hóa từng khâu của quá trình cung ứng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Một số ít công ty có tiềm lực tài chính phát triển mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, với trang thiết bị phương tiện vận chuyển hiện đại cùng với hệ thống kho bãi và mạng lưới các chi nhánh, đại lý trên toàn thế giới, có khả năng cung ứng chuỗi logistics trên toàn thế giới. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Nhật đã được chuyên môn hóa, ứng dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại cơ giới hóa, cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín cho khách hàng. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX khi mà Bộ Thương mại Nhật Bản- MITI chính thức thực hiện chính sách mở cửa thị trường vận tải, đã có một số doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường thành công: Schenker, UPS, FexEx DHL … Các nhà cung cấp này đang đánh bại các công ty Nhật trên một số lĩnh vực như là hệ thống kho bãi, phân phối và vận tải đa phương thức.
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả không chỉ dựa trên xây dựng những giá trị cốt lõi…
Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi…
Khi chọn trường mầm non cho con, một trong những yếu tố quan trọng mà các bậc phụ huynh cần…
Bài viết này đề cập tới ba phương pháp đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập, giúp…
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên mà còn là…
Học phí các trường mầm non tại TPHCM thường có sự khác biệt đáng kể, phản ánh các yếu tố…