Categories: Du học

Đánh giá, dự báo các yếu tố nguồn lực

2.1.1.1- Về nguồn lực:

Các yếu tố nguồn lực được tính đến khi hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2002 dựa trên sự phân tích, đánh giá dự báo có tính khả thi và theo quan điểm nền kinh tế mở. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện để thực hiện chiến lược "mở cửa" và "hội nhập", đó là một lợi thế, là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới. Nước ta có tài nguyên thiên nhiên đa dạng là điều kiện để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối đa dạng. Sự đa dạng về đất đai, khí hậu, và tiềm năng lớn là tiền đề thúc đẩy để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng, phù hợp điều kiện sinh thái. Đa dạng về khoáng sản là điều kiện phát triển công nghiệp tương đối vững chắc: Từ dầu khí hình thành nghành hoá dầu mà không phải nước nào cũng có. Than đá và trữ năng thuỷ điện lớn để phát triển năng lượng điên đi trước. than ngoài sử dụng trong nước còn có thể xuất khẩu. Tài nguyên biển là một quá trình quan trọng cho quá trình CNH, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế nội địa, vừa mở rộng kinh tế hướng ngoại. Yếu tố dân số và lao động vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu tác động đến quá trình CNH, HĐH đất nước.

2.1.1.1.1- Áp lực lớn về việc làm: 

Lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng với tốc độ cao, một mặt tạo nguồn lực lớn cho phát triển đất nước, nhưng mặt khác cũng tạo ra áp lực lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đây là điểm dễ thấy về quan hệ cung-cầu lao động. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ bước đầu đã có tác dụng nhất định đối với việc thu hút, chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm, cụ thể: trong vòng 10 năm từ năm 1990 đến năm 2000, khu vực công nghiệp và dịch vụ lực lượng lao động tăng 14, 2%, trong khi đó lực lượng lao động nông nghiệp chỉ giảm 4%(từ trên 72% năm 1990 xuống 68% năm1999). Chính vì vậy, tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động càng trở nên bức xúc. Theo kết quả các cuộc điều tra về lao động-việc làm cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng. Nếu năm 1996 là 5. 8% thì năm 1997 là 6, 01%;năm 1998 là 6, 85% và năm 1999 là 7, 4% (trong đó nữ là 8, 26%).

Đồng thời tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu tập trung ở lực lượng lao động trẻ có đôn tuổi lao động từ 15-24. Lực lượng lao động ở nhóm tuổi càng cao, tỷ lệ thất nghiệp càng thấp. Với tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn chỉ đạt khoảng 65%-75% (thếu việc làm khoảng 30%-35%) thì tình trạng dư thừa lao động cang rõ nét. Đó là thách thức đối với sự phát triển nguồn nhân lực nói riêng ở nước ta.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Vì sao cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt nhất là tuyển dụng đúng người thay vì chỉ tìm người giỏi nhất?

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả không chỉ dựa trên xây dựng những giá trị cốt lõi…

3 weeks ago
  • Giáo dục

Những tiêu chí quan trọng trong đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi…

2 months ago

Những điều cần biết khi tìm hiểu học phí các trường mầm non tại TPHCM

Khi chọn trường mầm non cho con, một trong những yếu tố quan trọng mà các bậc phụ huynh cần…

2 months ago
  • Giáo dục

3 Cách đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập

Bài viết này đề cập tới ba phương pháp đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập, giúp…

2 months ago
  • Giáo dục

Văn hóa doanh nghiệp có tác động gì đến nhân sự và tuyển dụng?

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên mà còn là…

2 months ago
  • Giáo dục

Lý do học phí các trường mầm non tại TPHCM khác nhau

Học phí các trường mầm non tại TPHCM thường có sự khác biệt đáng kể, phản ánh các yếu tố…

2 months ago