Bốn giai đoạn phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển và những yêu cầu về nguồn nhân lực Giai đoạn cuối thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển đáng kinh ngạc của một nhóm các nước đang phát triển ở Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và sau đó là các nước như Thái Lan, Ma-lai-xia. Quá trình phát triển của các nền kinh tế này được biết tới như là quá trình tích lũy năng lực kỹ thuật. Đề trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, các nước đang phát triển cần trải qua bốn giai đoạn, đó là tiền công nghiệp hóa (pre-industrialization) (hay còn gọi là khởi động- sta1rt-up), thẩm thấu (assimilation), tích lũy (accumulation) và đổi mới (innovation) (mô hình đã điều chỉnh dựa vào Hobday 1995, Kim and Lee 2002, Xie and Wu 2003, Kim 2004).
Thời kỳ khởi động, cũng giống như Việt Nam hiện tại, là quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa. Các nhân tố kinh tế dần được hình thành và các công ty nước ngoài bắt đầu đầu tư vào nền kinh tế.
Thời kỳ thẩm thấu có đặc trưng là quá trình mở rộng nhanh chóng của các công ty và các ngành công nghiệp; các công ty hấp thụ công nghệ từ nước ngoài thông qua nhiều hình thức như cung cấp linh kiện (thầu phụ) cho các công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (foreign direct investment (FDI)), hình thành nên các liên doanh hoặc mua bằng phát minh của nước ngoài. Trong giai đoạn tích lũy, các doanh nghiệp nội địa dần năng động hơn trong việc cải tiển công nghệ và điều chỉnh kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện nội tại của mình. Khi các doanh nghiệp này có đầy đủ những năng lực kỹ thuật, họ chuyển sang giai đoạn đổi mới (sáng tạo) các công nghệ mới. Từ thời điểm này, nên kinh tế có thể tham gia vào câu lạc bộ các nước phát triển, những nước tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc tế nhờ vào khả năng đổi mới và sáng tạo. Cùng với quá trình phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển là quá trình nâng cấp nguồn nhân lực, nhân tố cốt lõi để xây dựng năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp, ngành và cả nền kinh tế (Barney 1991, Bell and Pavitt 1995). Kinh nghiệm thành công của các nước đang phát triển cuối thể kỷ XX đã khẳng định vai trò sống còn của việc tạo dựng năng lực kỹ thuật cho các nước đang phát triển để phát triển ổn định và lâu dài (Hobday 1995, Mahmood and Singh 2003) như tại Nhật bản sau Thế chiến II, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore vào những năm 1970, 1980. Trong khi đó, còn hơi sớm để nói rằng các nước như Thái Lan hay Malaysia đã đạt được thành công trong việc thoát ra khỏi vị thế các nước đang phát triển (Ohno 2005).
.
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả không chỉ dựa trên xây dựng những giá trị cốt lõi…
Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi…
Khi chọn trường mầm non cho con, một trong những yếu tố quan trọng mà các bậc phụ huynh cần…
Bài viết này đề cập tới ba phương pháp đơn giản để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập, giúp…
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên mà còn là…
Học phí các trường mầm non tại TPHCM thường có sự khác biệt đáng kể, phản ánh các yếu tố…